Ngân hàng song hành với dịch vụ công trực tuyến

3 năm trước 235
Ngân hàng song hành với dịch vụ công trực tuyến - Ảnh 1.

Người dân làm thủ tục thanh toán tiền điện, nước, đăng ký thành lập doanh nghiệp qua Cổng dịch vụ công quốc gia - Ảnh: TỰ TRUNG

Trong đó đặc biệt thúc đẩy các ngân hàng kết nối, tích hợp thanh toán trên Cổng dịch vụ công quốc gia.

Tăng cả lượng và chất

Ngân hàng Nhà nước đã chỉ đạo NAPAS - với vai trò là tổ chức chuyển mạch - cho phép kết nối thanh toán trực tiếp qua Cổng dịch vụ công quốc gia với tất cả các tổ chức tín dụng, trung gian thanh toán có nhu cầu. Nhờ đó, thanh toán qua ngân hàng đối với các dịch vụ công đã mở rộng về số lượng dịch vụ triển khai, về quy mô xử lý và chất lượng dịch vụ.

Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Đào Minh Tuấn, phó tổng giám đốc Ngân hàng TMCP Ngoại thương VN (Vietcombank), cho biết Vietcombank luôn tiên phong trong việc triển khai thanh toán trực tuyến cho dịch vụ công trên Cổng dịch vụ công quốc gia với hơn 1.000 dịch vụ công như nộp lệ phí trước bạ và tờ khai đăng ký ôtô, xe máy; nộp lệ phí phạt vi phạm giao thông; đăng ký đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp... 

Cùng với đó, Vietcombank phối hợp nhiều địa phương như tỉnh Bình Dương để triển khai dịch vụ thanh toán phí, lệ phí hành chính công trên Cổng dịch vụ công của tỉnh.

Đã có thói quen không dùng tiền mặt

Ông Trần Quốc Anh, giám đốc khối khách hàng cá nhân HDBank, cho hay trong năm 2020, thực hiện theo chỉ thị số 22 về việc đẩy mạnh triển khai các giải pháp phát triển thanh toán không dùng tiền mặt của Thủ tướng Chính phủ, cùng với sự phức tạp của dịch COVID-19, đã thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam tăng cao và đạt được rất nhiều kết quả tích cực.

Đối với lĩnh vực công, tỉ lệ thanh toán không dùng tiền mặt tăng trưởng mạnh mẽ. Tại HDBank, số lượng giao dịch trung bình hằng tháng thanh toán dịch vụ 2020 tăng hơn 55% so với 2019. Doanh số giao dịch trung bình hằng tháng thanh toán dịch vụ 2020 tăng hơn 68% so với 2019.

Số lượng giao dịch trung bình hằng tháng thanh toán dịch vụ 2021 tăng hơn 50% so với 2020. Doanh số giao dịch trung bình hằng tháng thanh toán dịch vụ 2021 tăng hơn 104% so với 2020.

Đánh giá về tăng trưởng thanh toán không tiền mặt trong lĩnh vực công, ông Trần Quốc Anh cho rằng thanh toán không tiền mặt trong lĩnh vực công đang tăng trưởng rất ấn tượng.

Đạt được sự tăng trưởng này là do Ngân hàng Nhà nước đã phối hợp cùng các bộ ngành liên quan, các tổ chức cung ứng dịch vụ công, ngân hàng, các trung gian thanh toán để mở rộng, phát triển các hình thức thanh toán điện tử mới tiện lợi, an toàn bảo mật (điển hình là dịch vụ thanh toán QR Code trên thiết bị di động) thu hút lượng lớn khách hàng sử dụng.

Bên cạnh đó, hầu hết các tổ chức cung ứng dịch vụ công đã thực hiện liên kết thanh toán điện tử qua Internet, điện thoại di động với các trung gian thanh toán, các ngân hàng giúp cho việc thanh toán tiện lợi hơn, đáp ứng nhu cầu của người dân.

Song song đó, nhiều chương trình miễn giảm phí, ưu đãi dịch vụ thanh toán trực tuyến từ các ngân hàng, tổ chức tín dụng, trung gian thanh toán thực hiện thúc đẩy người dân thanh toán không tiền mặt nhiều hơn.

Dịch COVID-19 cũng thay đổi hành vi tiêu dùng, thúc đẩy người dân chuyển sang thanh toán điện tử nhiều hơn.

Thanh toán không tiền mặt giúp doanh nghiệp tối ưu lợi nhuận như thế nào?Thanh toán không tiền mặt giúp doanh nghiệp tối ưu lợi nhuận như thế nào?

Sự gia tăng mạnh mẽ các hình thức thanh toán không tiền mặt và việc cập nhật nhanh chóng xu hướng thanh toán sẽ giúp doanh nghiệp nâng cao nguồn thu, tối ưu hoạt động.

Nguồn bài viết