Ngân hàng Nhà nước kiến nghị cần có luật xử lý nợ xấu

3 năm trước 269
Ngân hàng Nhà nước kiến nghị cần có luật xử lý nợ xấu - Ảnh 1.

Theo Ngân hàng Nhà nước đánh giá, dịch COVID-19 bùng phát khiến nợ xấu gia tăng - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Nội dung cần nghiên cứu để góp ý là nguyên tắc xử lý nợ xấu; bán nợ xấu và tài sản bảo đảm; quyền thu giữ tài sản bảo đảm; áp dụng thủ tục rút gọn trong giải quyết tranh chấp liên quan đến khoản nợ xấu; mua bán khoản nợ xấu có tài sản bảo đảm là quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai...

Hiện Ngân hàng Nhà nước đang xây dựng dự thảo đề nghị xây dựng Luật xử lý nợ xấu để xử lý nợ xấu của tổ chức tín dụng.

Theo báo cáo đánh giá kết quả xử lý nợ xấu theo nghị quyết số 42 năm 2017 về thí điểm xử lý nợ xấu của Quốc hội, có hiệu lực từ 15-8-2017, Ngân hàng Nhà nước cho biết trong tổng nợ xấu 425.400 tỉ đồng, các tổ chức tín dụng đã xử lý được 353.810 tỉ đồngĐặc biệt, số nợ xấu được khách hàng tự nguyện trả nợ tăng mạnh với 130.100 tỉ đồng, chiếm 39,28% tổng nợ xấu.

Tuy nhiên, dịch COVID-19 bùng phát mạnh trên phạm vi toàn cầu, gây tác động tiêu cực đến hoạt động sản xuất, kinh doanh và đời sống xã hội. Điều này dẫn đến khả năng trả nợ của khách vay suy giảm. 

Nợ xấu của các tổ chức tín dụng có khả năng tiếp tục tăng mạnh trong thời gian tới. Việc kiểm soát tỉ lệ nợ xấu nội bảng của hệ thống các tổ chức tín dụng ở mức dưới 2% trong thời gian tới được coi là thách thức không nhỏ đối với ngành ngân hàng.

Đến thời điểm ngày 31-5 vừa qua, toàn hệ thống vẫn còn khoảng 425.400 tỉ đồng nợ xấu, chiếm hơn 42% tổng dư nợ xác định theo nghị quyết số 42.

"Nếu các khó khăn, vướng mắc trong khuôn khổ pháp lý liên quan đến xử lý nợ xấu nhất là trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 còn diễn biến phức tạp, chưa được tháo gỡ thì sẽ không thể khơi thông được nguồn vốn của hệ thống ngân hàng, qua đó ảnh hưởng đến mức độ an toàn, lành mạnh của hệ thống ngân hàng và tăng trưởng GDP của nền kinh tế" - Ngân hàng Nhà nước nhận định.

Trong khi đó, thời gian thực hiện xử lý nợ xấu chỉ còn khoảng 1 năm nữa khi hạn cuối áp dụng là đến giữa tháng 8-2022. Như vậy, tổ chức tín dụng sẽ thiếu cơ chế tự xử lý nợ xấu. 

Do vậy Ngân hàng Nhà nước đề xuất tiếp tục kéo dài cơ chế xử lý nợ xấu theo nghị quyết 42 và nâng lên thành Luật xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng. 

Nguy cơ bùng phát mạnh nợ xấuNguy cơ bùng phát mạnh nợ xấu

TTO - Các chuyên gia, đại diện Ngân hàng Nhà nước cảnh báo nợ xấu sẽ có nguy cơ bùng phát trở lại do đại dịch COVID-19. Một trong những khuyến nghị được đưa ra là cần sớm luật hóa công tác xử lý "cục máu đông" nợ xấu.

Nguồn bài viết