Ngành hàng không vũ trụ Australia chứng kiến 'thời khắc lịch sử'

2 năm trước 186
Chú thích ảnhTên lửa Delta II mang theo vệ tinh ICESat-2 rời bệ phóng ở căn cứ không quân Vandenberg, bang California, Mỹ tối 15/9/2018. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN

Sau nhiều lần trì hoãn vì điều kiện thời tiết bất lợi, tên lửa đã rời bệ phóng từ Trung tâm Vũ trụ Arnhem đặt tại Vùng lãnh thổ Bắc Australia và bay trong không gian với quãng đường khoảng 350km. Tên lửa này dài 13m mang theo thiết bị quan sát khí quyển để nghiên cứu các chòm sao Alpha A và B. Nhiệt kế lượng tử tia X sẽ giúp các nhà khoa học đo các tia X giữa các vì sao với độ chính xác cao nhằm cung cấp các dữ liệu mới về cấu trúc và sự tiến hóa của vũ trụ.

Giám đốc điều hành (CEO) Equatorial Launch của Australia – công ty sở hữu Trung tâm Vũ trụ Arnhem, ông Michael Jones, nhấn mạnh: “Đây không chỉ là sự kiện quan trọng đối với công ty chúng tôi mà còn là một thời khắc lịch sử đối với Australia”. Theo ông Michael Jones, vụ phóng này mở ra cơ hội cho ngành công nghiệp vũ trụ của Australia.

Trong khi đó, NASA nhấn mạnh vụ phóng này mang tới một góc nhìn độc đáo về các chòm sao ở xa, đồng thời mang tới những cơ hội mới cho các nhà khoa học. Giám đốc phụ trách bộ phận nghiên cứu về vật lý Mặt Trời của NASA, ông Nicky Fox, bày tỏ vui mừng khi cơ quan này có thể thực hiện các sứ mệnh khoa học quan trọng từ Nam Bán cầu.

Đây là lần đầu tiên NASA phóng tên lửa từ một địa điểm phóng thương mại bên ngoài nước Mỹ. Theo kế hoạch, vào ngày 4 và 12/7 tới, NASA sẽ tiếp tục phóng 2 tên lửa khác cũng từ Trung tâm Vũ trụ Arnhem. Các tên lửa này sẽ mang đầu dò để đo ánh sáng cực tím và cấu trúc của các vì sao, nhằm cung cấp dữ liệu nghiên cứu sâu hơn về vũ trụ.

Nguồn bài viết