Nghị viện châu Âu hoãn xem xét thỏa thuận đầu tư với Trung Quốc

3 năm trước 262
Nghị viện châu Âu hoãn xem xét thỏa thuận đầu tư với Trung Quốc - Ảnh 1.

Tòa nhà Nghị viện châu Âu - Ảnh: TSCNET

Hãng tin AFP cho biết EP đã thông qua quyết định trên với 599 phiếu thuận, 30 phiếu chống và 58 phiếu trắng. Cơ quan này chịu trách nhiệm phê chuẩn thỏa thuận đầu tư mang tên Hiệp định toàn diện về đầu tư với Trung Quốc.

Theo nghị quyết mới công bố, EP “yêu cầu Trung Quốc tháo bỏ các lệnh cấm vận trước khi Nghị viện có thể xem xét Hiệp định toàn diện về đầu tư” giữa hai bên. Các nghị sĩ châu Âu cũng cho biết thỏa thuận này chưa chắc được phê chuẩn, ngay cả khi các lệnh trừng phạt được tháo bỏ.

Hồi tháng 12-2020, dư luận đã rất ngạc nhiên khi Liên minh châu Âu (EU) và Trung Quốc bất ngờ thông qua thỏa thuận trên, kết thúc 7 năm đàm phán ròng rã nhờ nỗ lực của Đức.

Những người ủng hộ thỏa thuận này cho rằng đây là bước cần thiết để các doanh nghiệp châu Âu có thể tiến vào nền kinh tế từ lâu vẫn đóng cửa của Trung Quốc. Dù vậy, họ không phủ nhận rằng thỏa thuận mới sẽ phải vượt qua quá trình phê chuẩn khó khăn tại 27 quốc gia thành viên và EP.

Quan hệ giữa EU và Trung Quốc đang trong giai đoạn không mấy tốt đẹp sau những đòn trừng phạt trả đũa giữa hai bên vì vấn đề nhân quyền.

EU trừng phạt 4 quan chức Trung Quốc hồi tháng 3 vì cáo buộc Bắc Kinh vi phạm nhân quyền ở Tân Cương.

Đáp lại, Trung Quốc đã áp trừng phạt đối với các chính trị gia, học giả và tổ chức nghiên cứu của châu Âu.

“EU không thể vừa giữ chuẩn mực đạo đức, vừa bất chấp xúc tiến thỏa thuận này khi các tổ chức và nghị sĩ của châu Âu đang chịu trừng phạt chỉ vì bảo vệ nhân quyền”, nghị sĩ EP Hilde Vautmans đến từ Bỉ cho biết.

“Chừng nào các trừng phạt trả đũa của Trung Quốc còn tồn tại, chúng tôi buộc phải đóng băng Hiệp định toàn diện về đầu tư EU - Trung Quốc”, bà Vautmans nói thêm.

Đại sứ Nga tại Anh cảnh báo G7 đang đẩy Nga về phía Trung QuốcĐại sứ Nga tại Anh cảnh báo G7 đang đẩy Nga về phía Trung Quốc

TTO - Đại sứ Nga tại Anh Andrei Kelin ngày 20-5 cảnh báo các nước G7 đang 'chơi trò nguy hiểm' khi hung hăng chỉ trích Kremlin, vì điều đó có thể đẩy Nga gần Trung Quốc hơn.

Nguồn bài viết