Nghỉ dịch ở nhà, con gái may lại váy cưới của mẹ

3 năm trước 236
Nghỉ dịch ở nhà, con gái may lại váy cưới của mẹ - Ảnh 1.

Nghỉ dịch rảnh rỗi, Thục Nhi tái hiện chiếc váy cưới năm 1992 của mẹ

"Ở Đà Lạt, dịch không quá căng thẳng như các tỉnh thành khác, nhưng mình vẫn nghỉ ở nhà 3-4 tháng nay. Tình cờ xem lại ảnh cưới của bố mẹ thời ấy, mình thấy thích chiếc áo cưới màu hồng của mẹ quá. Mình bèn lôi vải dựa theo thiết kế lại một chiếc để gợi lại ngày mẹ đẹp nhất", Nhi kể với Tuổi Trẻ Online.

Nhi mất nhiều thời gian để phân tích mẫu và phác thảo ý tưởng thiết kế lại cho hiện đại. Chiếc váy nhiều tầng ngày xưa chuộng tay phồng và rườm rà. Cô gái quyết định may tay bẹt có thể tháo rời để linh hoạt kiểu hơn, và nói không với việc đính kết, trang trí nhiều để tránh diêm dúa.

Theo Nhi, phần may khó nhất là thân áo vì khó tìm kiểu, tìm mẫu. Nhi phải làm đi làm lại 2-3 thân mới vừa ý. Vừa làm, cô vừa nhớ đến chuyện tình của bố mẹ. Cả hai là thanh mai trúc mã học chung mẫu giáo với nhau, đến lớn yêu rồi cưới. Bố hiền lành, yêu thương chăm sóc mẹ, luôn đặt gia đình là trên hết. Chưa bao giờ ông động chân động tay hay nói lời đau lòng với vợ. Điều này làm Thục Nhi rất ngưỡng mộ bố mẹ.

Khi chiếc váy may xong, cô khoe ngay với bố mẹ. Ông Lý Công Thức và bà Phạm Thị Ngọc Lệ (cùng sinh năm 1969) bật cười, nhận ra ngay: "Giống áo mẹ vậy". Mẹ cô còn trào nước mắt, khen rằng đẹp hơn áo cũ của mẹ.

Nghỉ dịch ở nhà, con gái may lại váy cưới của mẹ - Ảnh 2.

Bố mẹ Thục Nhi ngày cưới và sau 29 năm

Thục Nhi quyết định nhờ bạn trai chụp hộ bộ ảnh tại nhà, ở vườn hoa vàng mà mùa dịch bố mẹ không bán được. Cô mặc váy đứng ngay vị trí mẹ từng đứng, chụp ngay góc chụp mẹ từng chụp và nhận ra: "Mẹ của ngày xưa xinh đẹp quá".

Nhi kể, trước đây bản thân cô đã may nhiều váy cưới, nhưng chưa có bộ váy nào xúc động như bộ lấy ý tưởng từ váy cưới của mẹ. "Chuyện tình yêu và cuộc sống bình yên của bố mẹ chính thức được bắt đầu từ lúc kết hôn nên chiếc váy vô cùng ý nghĩa. Mình cảm nhận được sự hạnh phúc từ trong bố mẹ, và mong muốn mọi người đều sống bình yên như vậy.

May xong chiếc váy này, mình thấy yêu công việc mình đang làm. Công việc của mình tiếp tục góp phần may nên những cuộc hôn nhân đẹp cho người khác. Áo cưới là áo hạnh phúc, vì mỗi chiếc đều có một câu chuyện riêng trong đó. Mình ước các bạn gái đều chọn được một chiếc váy đẹp nhất trên đời để kết hôn với người xứng đáng nhất, cùng sống bình yên bên nhau đến trọn đời", Nhi nói.

Nghỉ dịch ở nhà, con gái may lại váy cưới của mẹ - Ảnh 3.

Bộ ảnh được chụp tại vườn nhà Nhi

Cô gái trẻ cũng mong muốn tạo được một tiệm váy cưới nho nhỏ sau dịch để theo đuổi đam mê và mang hạnh phúc tới cho các cô gái khác.

Bộ ảnh Con gái may lại váy cưới của mẹ trong mùa dịch của Thục Nhi nhận được nhiều lượt thích trên mạng xã hội. Ai cũng cho rằng, nụ cười của mẹ và cô con gái đều chứa đựng niềm hạnh phúc dễ thương.

Ảnh cưới Thục Nhi chụp ở vườn nhà:

Nghỉ dịch ở nhà, con gái may lại váy cưới của mẹ - Ảnh 4.
Nghỉ dịch ở nhà, con gái may lại váy cưới của mẹ - Ảnh 5.
Nghỉ dịch ở nhà, con gái may lại váy cưới của mẹ - Ảnh 6.
Nghỉ dịch ở nhà, con gái may lại váy cưới của mẹ - Ảnh 7.
Mời bạn chia sẻ cùng Tuổi Trẻ Online cách nâng chất lượng cuộc sống của bản thân, gia đình, bạn bè khi ở nhà mùa dịch, từ việc học tập, thể thao, giải trí... Bài viết không quá 800 chữ, có thể kèm ảnh và video. Email gửi về [email protected]. Bạn đọc vui lòng cung cấp thông tin tài khoản để tòa soạn gửi nhuận bút sau khi bài đăng. Tuổi Trẻ Online cảm ơn bạn.
Cặp đôi người Việt lên rừng xuống biển, chụp ảnh cưới ở 11 tỉnh thànhCặp đôi người Việt lên rừng xuống biển, chụp ảnh cưới ở 11 tỉnh thành

TTO - Họ đi nhiều tỉnh thành, từ Hà Giang, Hà Nội, Ninh Bình, vào Huế, Đà Nẵng, Hội An, Ninh Thuận, Đà Lạt, TP.HCM, Cần Thơ, An Giang. Cả hai còn thuyết phục êkíp chụp ảnh để họ đồng hành trong suốt hành trình xuyên Việt.

Nguồn bài viết