Nghiên cứu Mỹ: Người mắc chủng Alpha phát ra lượng virus gấp 43-100 lần chủng gốc

3 năm trước 264
 Người mắc chủng Alpha phát ra lượng virus gấp 43-100 lần chủng gốc - Ảnh 1.

Đeo khẩu trang giúp giảm 50% lượng virus đi vào không khí - Ảnh: AFP

Nhóm nghiên cứu nhận thấy người mắc biến thể Alpha thở lượng virus vào không khí nhiều hơn 43-100 lần so với chủng virus gốc. 

Cho tới nay, chúng ta đã biết các ca mắc biến thể Alpha có lượng virus trong nước bọt và khoang mũi cao hơn chủng virus gốc. Virus có thể xâm nhập vào khoang mũi và miệng thông qua các giọt bắn chứa virus ở gần người nhiễm bệnh.

Tuy nhiên, nhóm nghiên cứu phát hiện virus trong các giọt bắn thở ra từ cơ thể người bệnh đang tăng lên.

Theo các nhà nghiên cứu, biến thể Alpha - đang lây lan mạnh khi nghiên cứu được tiến hành và khi đó chưa phát hiện biến thể Delta - là nguyên nhân làm gia tăng lượng virus trong không khí. Điều này cho thấy các biến thể của virus SARS-CoV-2 đang lây lan mạnh hơn trong không khí so với chủng virus ban đầu.

Trong khi đó, ngày 22-9 Hãng thông tấn PTI dẫn lời ông Don Milton - giáo sư tại trường Y khoa thuộc ĐH Maryland - cho biết nghiên cứu trên cũng cung cấp thêm bằng chứng quan trọng về sự lây truyền của virus trong không khí.

Để kiểm tra hiệu quả của khẩu trang, nhóm đã đo lượng virus SARS-CoV-2 được bệnh nhân COVID-19 thở vào không khí. Sau đó, nhóm kiểm tra lượng virus được bệnh nhân COVID-19 đeo khẩu trang vải hoặc khẩu trang y tế rộng (không vừa khít) thở vào không khí.

Nhóm nghiên cứu phát hiện dù là loại khẩu trang nào cũng giúp giảm đáng kể (khoảng 50%) lượng virus đi vào không khí, song không thể ngăn hết các giọt bắn chứa virus lọt ra bên ngoài.

"Chúng ta biết Delta dễ lây lan hơn Alpha. Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy các biến thể giúp virus dễ lây lan trong không khí. Do đó, bên cạnh tiêm chủng, chúng ta phải có hệ thống thông khí tốt hơn và đeo khẩu trang vừa khít để ngăn lây nhiễm", ông Milton nói.

Các nghiên cứu ban đầu cho thấy Delta có khả năng lây lan cao hơn tới 50% so với biến thể Alpha. Một số nghiên cứu nhỏ khác cũng dẫn tới những giả thuyết cho rằng có thể Delta có độc lực cao hơn, khiến người mắc phải dễ trở nặng hơn các biến thể trước đó.

 Giọt bắn chứa virus SARS-CoV-2 tồn tại lâu trong không khíNghiên cứu mới: Giọt bắn chứa virus SARS-CoV-2 tồn tại lâu trong không khí

TTO - Ngày 19-9, trang SciTechDaily công bố nghiên cứu mới của Đại học Công nghệ Vienna (TU Wien, Áo) cho biết những giọt bắn nhỏ chứa virus SARS-CoV-2 biến mất chậm hơn sau khi thở ra, trái với các suy đoán trước đây.

Nguồn bài viết