Người này nói: "Tôi không có vấn đề gì với việc dùng robot để gỡ bom, nhưng phải sử dụng đúng chức năng và đúng hoàn cảnh".
Cuối tháng 2 qua, robot Digidog của Boston Dynamics được dùng để hỗ trợ giải cứu con tin trong một tòa nhà ở Bronx. Cảnh sát đã bắt giữ thành công nghi phạm nhưng cũng nhận nhiều ý kiến trái chiều từ người dân sống tại đó. Hình ảnh chú chó robot này nhanh chóng gây bão trên mạng xã hội và được so sánh với cỗ máy hủy diệt trong phim viễn tưởng Black Mirror của Netflix. Cảnh sát ở Massachusetts và Hawaii cũng đang thử nghiệm Digidog.
Dự luật của Kallos sẽ không cấm các robot tiện ích như Digidog mà chỉ ngăn việc sử dụng robot vũ trang. Tuy nhiên, Patrick Lin - chuyên gia tại Đại học Bách khoa California (Mỹ) cảnh báo: "Các robot tiện ích có thể trở thành robot giết người. Robot có thể cứu sống cảnh sát và đó là điều tốt. Nhưng ta cũng nên cẩn thận, không để lực lượng cảnh sát trở nên bạo lực hơn".
|
CEO Boston Dynamics Robert Playter cho biết điều khoản dịch vụ của công ty nghiêm cấm gắn vũ khí vào robot do họ sản xuất. Playter nói: "Tất cả khách hàng của chúng tôi phải đồng ý sẽ không dùng Spot làm vũ khí hay gắn vũ khí vào Spot. Là một doanh nghiệp, chúng tôi mong robot sẽ duy trì khả năng thương mại lâu dài, chỉ khi đó mọi người mới có thể xem robot là một công cụ hữu ích, tiện lợi, không cần phải lo liệu chúng có gây hại hay không".
Năm 2016, để ngăn chặn một tay súng bắn tỉa, cơ quan thực thi pháp luật địa phương sử dụng một robot để kích nổ từ xa, giết chết tên tội phạm. Người này đã sát hại 5 cảnh sát trước đó.
Sự kiện này khiến nhiều người tự hỏi cảnh sát lấy robot từ đâu. Dư luận ước tính cảnh sát Dallas có ít nhất 3 robot đánh bom trong năm 2016. Theo Reuters, hai robot được mua lại từ nhà thầu quốc phòng Northrop Grumman. Robot thứ ba đến từ chương trình 1033 của chính phủ liên bang, cho phép chuyển giao các thiết bị quân sự dư thừa cho các sở cảnh sát địa phương. Từ năm 1997, có hơn 8.000 sở cảnh sát nhận được hơn 7 tỉ USD trang thiết bị.
Nghiên cứu năm 2016 của Đại học Bard cho thấy hơn 280 cơ quan cảnh sát ở Mỹ tiếp nhận robot thông qua hệ thống 1033. Một sĩ quan Colorado nói với báo chí địa phương, bộ phận của anh mua hàng chục robot quân sự sau đó sử dụng loại nào hoạt động tốt nhất.
Cựu Tổng thống Barack Obama từng đặt giới hạn về các loại thiết bị mà sở cảnh sát có thể tiếp cận thông qua hệ thống, nhưng sau đó cựu Tổng thống Donald Trump bỏ luật này.
Do đó, số lượng nhà cung cấp robot cho cảnh sát ngày càng tăng khiến các chuyên gia tư pháp ngày càng quan ngại. Peter Asaro - giáo sư tại New School cho biết: "Hầu như lúc nào các viên cảnh sát cũng biện hộ rằng họ đang tự vệ bằng cách dùng vũ khí gây chết người. nhưng robot không có quyền tự vệ. Tại sao nó lại được biện minh khi sử dụng để giết người?". Asaro lo rằng những lần dùng robot giải cứu con tin hiếm hoi có thể được dùng để biện minh cho việc quân sự hóa robot nói chung.
Không lâu sau vụ việc ở Dallas, cảnh sát Delaware mua loại robot đánh bom và huấn luyện các sĩ quan theo một kịch bản tương tự. Năm 2018, cảnh sát ở Maine đã sử dụng một robot đặt bom để kích nổ và đột nhập nhà của một người đàn ông đang bắn cảnh sát từ mái nhà.
Melissa Hamilton - học giả về Luật và Tư pháp Hình sự tại Đại học Surrey ở Anh cho biết nhiều sở cảnh sát ở Mỹ đang tiến hành các cuộc tập trận tương tự như vụ việc năm 2016 ở Dallas, sử dụng robot để kích hoạt chất nổ không chỉ để vô hiệu hóa nghi phạm mà còn để đột nhập các tòa nhà hoặc chấm dứt tình trạng bế tắc.
Bà cho biết: "Tôi lo rằng nền dân chủ đang biến cảnh sát trong nước thành một khu quân sự". Việc quân sự hóa, vũ khí hóa robot là một phần lý do tại sao ủy viên hội đồng New York Ben Kallos muốn đưa ra luật mới, tránh đầu tư vào một cuộc chạy đua vũ trang và dùng số tiền đó cho những mục đích tốt hơn.