Mỹ, Trung Quốc, Ấn Độ mở kho vắc xin COVID-19 cho thế giới

3 năm trước 258
Mỹ, Trung Quốc, Ấn Độ mở kho vắc xin COVID-19 cho thế giới - Ảnh 1.

Vắc xin mà Chính phủ Mỹ viện trợ cho Colombia - Ảnh: AFP

Tính đến thời điểm hiện tại, số liệu từ Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc (UNICEF) cho biết Mỹ là quốc gia viện trợ vắc xin nhiều nhất trên thế giới.

Cam kết của Mỹ

Thông tin Mỹ sẽ mua thêm 500 triệu liều vắc xin Pfizer/BioNTech được hé lộ ngày 21-9, chỉ một ngày trước hội nghị thượng đỉnh trực tuyến về COVID-19 do Tổng thống Mỹ Joe Biden chủ trì.

Theo một dự thảo Mỹ định đưa ra tại hội nghị, chính quyền ông Biden sẽ kêu gọi các nước và tiên phong đi đầu trong nỗ lực phân phối vắc xin, đặt mục tiêu đến trước tháng 9-2022 sẽ có 70% dân số thế giới được tiêm chủng đầy đủ.

Trong bài phát biểu đầu tiên trước Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc ngày 21-9, ông Biden cho biết Mỹ đã chi 15 tỉ USD để mua và viện trợ 160 triệu liều vắc xin cho hơn 100 nước trên thế giới. Washington cũng chốt hợp đồng 500 triệu liều với Pfizer/BioNTech và sẽ tặng các nước thông qua cơ chế COVAX.

Tổng thống Mỹ gọi đó là "những liều vắc xin của hy vọng" đến từ nhân dân Mỹ và "không đi kèm bất kỳ điều kiện ràng buộc nào".

Cũng trong bài phát biểu, ông Biden nêu ra 3 mục tiêu của Mỹ trong cuộc chiến chống COVID-19 là: cứu lấy nhân mạng, tiêm chủng cho thế giới và tái thiết tốt đẹp hơn.

Theo Tổng thống Biden, để chấm dứt đại dịch COVID-19, cần phải có "các hành động tập thể" dựa trên ý chí chính trị và khoa học. 

Ông kêu gọi các nước hợp tác trong cuộc chiến lần này dù có sự khác biệt ở những lĩnh vực khác và tin rằng "tinh thần nhân văn" sẽ là chất keo gắn kết các nước.

Thông cáo từ Nhà Trắng cho biết hội nghị trực tuyến về COVID-19 ngày 22-9 tập trung quanh 4 chủ đề chính:

(i) Tiêm chủng cho thế giới bằng cách tạo điều kiện tiếp cận vắc xin công bằng.

(ii) Cứu thêm nhiều người thông qua việc chấm dứt cuộc khủng hoảng thiếu oxy y tế, các phương tiện xét nghiệm, trang bị bảo hộ y tế và thuốc điều trị.

(iii) Tái thiết tốt đẹp hơn bằng cách thiết lập một cơ chế tài trợ an ninh y tế bền vững và đi đầu trong việc đối phó các mối đe dọa mới xuất hiện.

(iv) Tăng cường trách nhiệm của các nước bằng việc cùng phối hợp xác định các mục tiêu, theo dõi tiến độ và hỗ trợ nhau hoàn thành các cam kết với thế giới.

Mỹ, Trung Quốc, Ấn Độ mở kho vắc xin COVID-19 cho thế giới - Ảnh 2.

Vắc xin Sinopharm được vận chuyển bằng máy bay quân sự Trung Quốc đến Campuchia tháng 2-2021 - Ảnh: AFP

Tín hiệu tích cực từ Trung Quốc, Ấn Độ

Trong bài phát biểu được ghi hình trước phát tại Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc ngày 21-9, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cũng cam kết sẽ hoàn thành mục tiêu cung cấp cho thế giới 2 tỉ liều vắc xin trong năm 2021. 

Bắc Kinh cũng sẽ viện trợ thêm 100 triệu liều vắc xin cho các nước đang phát triển bên cạnh khoản tài trợ 100 triệu USD cho cơ chế COVAX.

Số liệu từ chính quyền Bắc Kinh cho thấy nước này đã cung cấp khoảng 1 tỉ liều cho các tổ chức quốc tế và hơn 100 quốc gia khác. Như vậy, chỉ còn 3 tháng để Trung Quốc hoàn tất cam kết cung cấp 2 tỉ liều trước năm 2022.

Trung Quốc là một trong những nước sản xuất và tiêm vắc xin COVID-19 nhiều nhất thế giới, với trên 70% dân số (hơn 1 tỉ người) đã được tiêm đủ 2 liều tính đến cuối tuần trước. 

Với độ phủ vắc xin trong nước ở mức cao, Trung Quốc dự kiến sẽ tăng tốc xuất khẩu vắc xin trong 3 tháng tới.

Theo tờ Nikkei Asia, Ấn Độ sẽ nối lại xuất khẩu vắc xin vào đầu tháng 10. Thông tin chính thức có thể được Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đưa ra trong cuộc họp của "Bộ tứ" gồm Mỹ, Úc, Ấn Độ và Nhật Bản tại Mỹ trong tuần này.

Việc Ấn Độ nối lại xuất khẩu vắc xin là một tín hiệu tích cực lớn, bởi đây là nhà sản xuất vắc xin lớn nhất thế giới.

Ấn Độ đã đình chỉ xuất khẩu vắc xin vào tháng 4 khi làn sóng bùng dịch thứ hai xuất hiện. Trước khi ngừng xuất khẩu, nước này đã cung cấp khoảng 66,4 triệu liều, chủ yếu là Covishield (một phiên bản của vắc xin AstraZeneca) và Covaxin, cho hơn 90 quốc gia.

Bên cạnh chiến dịch tiêm chủng nhanh chóng, sự gia nhập của các nhà sản xuất vắc xin mới đã thúc đẩy sự dư thừa vắc xin tại Ấn Độ.

Theo Bộ trưởng Y tế Ấn Độ Mansukh Mandaviya, Chính phủ Ấn Độ sẽ tiếp nhận 300 triệu liều vắc xin các loại từ các nhà sản xuất nội địa trong tháng 10, cao hơn con số 260 triệu liều của tháng 9.

WHO lại kêu gọi chia sẻ vắc xin, hoãn tiêm đại trà mũi thứ 3WHO lại kêu gọi chia sẻ vắc xin, hoãn tiêm đại trà mũi thứ 3

TTO - Tổ chức Y tế thế giới (WHO) một lần nữa lên tiếng phản đối các nước tiêm mũi nhắc lại vắc xin COVID-19 đại trà, trong bối cảnh Mỹ chuẩn bị cấp phép tiêm mũi vắc xin thứ ba trong tuần này.

Nguồn bài viết