Đài Sputnik (Nga) dẫn nguồn Tổ chức Cá và Động vật hoang dã Mỹ đưa tin các nhà khoa học nước này đã nhân bản thành công loài chồn chân đen có nguy cơ tuyệt chủng cao bằng cách sử dụng các tế bào bảo quản đông lạnh của một con chồn cái khác, đã chết cách đây vài thập kỷ.
Con chồn cái được nhân bản có tên Elizabeth Ann, là bản sao di truyền của một sinh vật khác tên là Willa, được thu thập tế bào sau khi chết nhiều năm trước. Elizabeth Ann là loài bản địa đầu tiên được nhân bản ở Mỹ, đánh dấu một đóng góp quan trọng trong việc nhân bản gen. Các nhà khoa học tin rằng sự ra đời của Elizabeth sẽ giúp giải quyết các rào cản di truyền ở nhiều loài sinh vật có nguy cơ tuyệt chủng khác
Chồn nhân bản vô tính chào đời ngày 10/12/2020. Để biến việc nhân bản đầu tiên của một loài ở Bắc Mỹ thành hiện thực, các nhà nghiên cứu đã đưa phôi nhân bản vào một con chồn cái khác tại Công ty di truyền vật nuôi ViaGen Pets & Equine.
Các nhà khoa học cho rằng nhân bản là một công cụ mới có thể mở đường cho việc bổ sung các biện pháp như bảo vệ môi trường sống, kiểm soát dịch bệnh và điều tra quần thể hoang dã.
Họ cũng nói thêm rằng hiện tại, con chồn hương đang được nuôi và chăm sóc tại Trung tâm Bảo tồn Chồn hôi Chân đen thuộc Dịch vụ Cá và Động vật Hoang dã ở Colorado. Con vật sẽ không được thả vào tự nhiên.
Chồn hương chân đen là một loại chồn dễ nhận biết bởi phần quanh mắt sẫm trông giống như mặt nạ của tên cướp. Chúng bí ẩn và sống về đêm, thức ăn chủ yếu của chúng những con chó đồng cỏ. Đây cũng là một trong những loài động vật có vú có nguy cơ tuyệt chủng cao nhất ở Bắc Mỹ và là loài chồn hương hoang dã duy nhất ở đây.