Miền Bắc cẩn trọng với viêm não Nhật Bản

2 năm trước 212
Miền Bắc cẩn trọng với viêm não Nhật Bản - Ảnh 1.

Điều trị cho trẻ tại Bệnh viện Nhi trung ương - Ảnh: D.LIỄU

Trao đổi với Tuổi Trẻ TS.BS Đào Hữu Nam cho biết tay chân miệng và viêm não Nhật Bản là hai bệnh phổ biến trong mùa hè mà cha mẹ cần chú ý.

"Năm nay do giãn cách xã hội kéo dài nên bệnh viêm não Nhật Bản ở trẻ xuất hiện muộn hơn. Trước đây, khoa bắt đầu tiếp nhận bệnh nhi mắc viêm não Nhật Bản từ tháng 3, 4, năm nay chúng tôi chưa tiếp nhận trường hợp nào. Các năm trước trung bình 1 năm trung tâm tiếp nhận điều trị khoảng 50 - 60 bệnh nhi mắc viêm não Nhật Bản. Trẻ mắc viêm não Nhật Bản từ khoảng 3 - 15 tuổi, phổ biến nhất là trẻ từ 5 - 8 tuổi" - BS Nam cho biết.

BS Nam thông tin bệnh viêm não Nhật Bản thường có thời gian ủ bệnh kéo dài từ 5 - 14 ngày, trung bình là khoảng 1 tuần. Sau giai đoạn ủ bệnh, virus viêm não Nhật Bản vượt qua hàng rào mạch máu não và gây phù não.

Ở giai đoạn này, bệnh sẽ khởi phát đột ngột với triệu chứng sốt cao 39 - 400C hoặc hơn. Ngoài ra, có các triệu chứng khác như đau đầu, đau bụng, buồn nôn và nôn. Một số trẻ nhỏ có triệu chứng đi tiêu lỏng, đau bụng, nôn… giống như ngộ độc ăn uống.

"Chính do các triệu chứng không rõ ràng, dễ nhầm lẫn với ngộ độc thực phẩm, cảm sốt thông thường nên nhiều cha mẹ chủ quan không đưa con đến cơ sở y tế sớm dẫn đến khó khăn trong điều trị. Giai đoạn khởi phát nếu không được điều trị kịp thời, trẻ sẽ rơi vào trạng thái hôn mê sâu, người vã mồ hôi, mạch nhanh, rối loạn nhịp thở. Thậm chí, nhiều trẻ giật rung các cơ mặt và chi, co quắp.

Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh viêm não Nhật Bản có thể gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm như rối loạn chuyển hóa, loét nhiễm trùng, rối loạn sức khỏe tâm thần, rối loạn chức năng vận động (liệt). Ngoài ra, còn có thể gặp những di chứng muộn có thể xuất hiện sau vài năm hay thậm chí vài chục năm như động kinh và Parkinson", BS Nam nói.

BS Nam cũng khuyến cáo khi cha mẹ thấy con có những triệu chứng như sốt cao, nôn, đau đầu… cần đưa con đến bệnh viện để kiểm tra và điều trị kịp thời, tránh những biến chứng nguy hiểm. Viêm não Nhật Bản là một bệnh truyền nhiễm lây qua muỗi đốt, vì vậy để phòng tránh cha mẹ cần vệ sinh môi trường sạch sẽ, định kỳ dọn dẹp nhà ở, làm sạch chuồng gia súc để hạn chế nơi trú đậu của muỗi, loại bỏ các ổ bọ gậy, bãi nước tồn đọng.

Tiêm phòng viêm não Nhật Bản nhắc lại cho trẻ

Theo BS Nam, đối tượng có nguy cơ cao mắc viêm não Nhật Bản là trẻ em do có hệ miễn dịch yếu hơn người lớn và chưa được tiêm vắc xin phòng viêm não Nhật Bản đầy đủ. Từ nhiều năm nay, Việt Nam đã triển khai tiêm vắc xin phòng viêm não Nhật Bản, đây là biện pháp chủ động phòng bệnh hiệu quả nhất.

Vắc xin viêm não Nhật Bản được sử dụng cho người lớn và trẻ em từ 12 tháng tuổi trở lên, với 3 liều cơ bản: Mũi đầu tiên khi trẻ vừa đủ 1 tuổi, mũi thứ 2 tiêm sau mũi thứ nhất từ 1-2 tuần, mũi thứ 3 tiêm sau mũi 2 một năm. Sau đó, cần cho trẻ tiêm nhắc lại 3 năm một lần cho đến 15 tuổi.

Lưu ý, nếu chỉ tiêm 1 mũi vắc xin thì không đủ hiệu lực bảo vệ, tiêm 2 mũi vắc xin hiệu lực bảo vệ trên 80%, tiêm 3 mũi vắc xin hiệu lực bảo vệ 90 - 95% trong khoảng 3 năm.

Cần làm gì khi nhỡ lịch tiêm nhắc viêm não Nhật Bản cho trẻCần làm gì khi nhỡ lịch tiêm nhắc viêm não Nhật Bản cho trẻ

Chủ động theo dõi lịch tiêm chủng viêm não Nhật Bản và ghi nhớ các giai đoạn tiêm nhắc cho trẻ trên 5 tuổi giúp cha mẹ bảo vệ con khỏi căn bệnh nguy hiểm này.

Nguồn bài viết