Lạm phát kỷ lục ở khu vực các nước sử dụng đồng tiền chung euro

2 năm trước 156
Lạm phát kỷ lục ở khu vực các nước sử dụng đồng tiền chung euro - Ảnh 1.

Một cụ bà mua sắm trong siêu thị ở TP Nice (Pháp) vào ngày 18-8 vừa qua - Ảnh: REUTERS

Con số 10% nói trên cao gấp năm lần so với mục tiêu lạm phát mà Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) đặt ra là 2%. Từ thực phẩm cho tới năng lượng, giá cả một loạt mặt hàng tại hầu hết 19 nền kinh tế thành viên eurozone đều tăng.

"Tội đồ" năng lượng

Giá năng lượng vẫn là yếu tố chính làm tăng chỉ số giá tiêu dùng đã cân đối (HICP) - thước đo lạm phát - trong eurozone. Giá năng lượng trong tháng 9 tăng 40,8% so với cùng kỳ năm ngoái, và tiếp tục tăng hơn so với mức 38,6% của tháng 8. 

Đi theo sau là giá của nhóm thực phẩm, rượu và thuốc lá với mức tăng 11,8%, cao hơn mức 10,6% của tháng 8.

Trong khi đó, lạm phát cơ bản - không bao gồm thực phẩm và năng lượng - đã tăng 4,8% so với cùng kỳ năm ngoái, cao hơn mức 4,3% của tháng 8. Các nhà kinh tế dự đoán tình hình sẽ còn tồi tệ hơn trước khi có thể cải thiện.

Trong số 19 quốc gia của eurozone, 10 nước đã ghi nhận lạm phát ở mức hai con số. Trong đó, nền kinh tế lớn nhất khu vực này là Đức có mức lạm phát 10,9%, cao nhất kể từ năm 1951. Estonia, Lithuania và Latvia đều có tỉ lệ lạm phát trên 22%.

Việc Nga siết chặt dòng chảy khí đốt sang châu Âu sau khi xung đột Nga - Ukraine nổ ra hồi tháng 2 đã khiến giá năng lượng tại châu Âu tăng vọt, buộc chính phủ các nước ở đây phải can thiệp bằng cách đổ hàng trăm tỉ euro để bảo vệ người tiêu dùng và doanh nghiệp.

Tiến thoái lưỡng nan

Dữ liệu lạm phát mới nhất của khu vực đồng euro có khả năng gây thêm áp lực buộc ECB tiếp tục các đợt tăng lãi suất mới để kìm lạm phát. Trong tháng 9, ECB công bố tăng lãi suất thêm 0,75 điểm phần trăm - mức tăng mạnh nhất trong lịch sử kể từ khi đồng euro ra đời năm 1999.

Hôm 29-9, các nhà hoạch định chính sách ECB hé lộ khả năng sẽ thông qua một đợt tăng lãi suất thêm 0,75 điểm phần trăm nữa tại cuộc họp tiếp theo vào cuối tháng 10.

Tuy nhiên, bà Seema Shah, chiến lược gia toàn cầu tại Công ty Principal Global Investors, nhận định: "Eurozone đang đối mặt với tình thế tiến thoái lưỡng nan đặc biệt khó khăn. 

Không chỉ vì việc kiềm chế lạm phát phần lớn vẫn nằm ngoài khả năng của ECB, mà việc tăng lãi suất cũng sẽ chỉ làm trầm trọng thêm đà suy yếu kinh tế vốn đang bắt đầu "nhấn chìm" khu vực này".

Ông Sven Smit, chủ tịch Viện McKinsey Global, cũng cho rằng ECB sẽ không can dự được nhiều trong việc đối phó tình trạng thiếu năng lượng đáng kể vì quá trình thoát khỏi sự lệ thuộc vào năng lượng Nga của châu Âu sẽ diễn ra chậm chạp. Ông cho rằng lãi suất cao không thể ngay lập tức tạo ra nhiều nguồn cung hơn, vì vậy giá năng lượng vẫn sẽ ở mức cao.

Ngày 30-9, bộ trưởng năng lượng các nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) đã nhất trí một vài biện pháp khẩn cấp để đối phó giá cả tăng, trong đó có bắt buộc cắt giảm 5% mức tiêu thụ điện vào giờ cao điểm, đánh thuế lợi tức phụ thu đối với các công ty nhiên liệu hóa thạch, và áp mức giới hạn 180 euro/MWh đối với giá điện của các nhà máy điện không dùng khí đốt.

Trong bối cảnh đó, mỗi nước châu Âu cũng đã thực hiện kế hoạch riêng của họ. Hôm 29-9, Chính phủ Đức công bố các khoản trợ cấp trị giá 200 tỉ euro (195 tỉ USD) để giảm bớt cú sốc vì hóa đơn năng lượng tăng cho các hộ gia đình và doanh nghiệp.

Lạm phát kỷ lục ở khu vực các nước sử dụng đồng tiền chung euro - Ảnh 2.

Nguồn: Eurostat - Dữ liệu: BẢO ANH - Đồ họa: N.KH.

Mùa đông suy thoái

Các nhà kinh tế dự đoán eurozone sẽ rơi vào suy thoái vào mùa đông năm nay khi các hộ gia đình giảm chi tiêu và các nhóm công nghiệp cắt giảm sản lượng.

Đầu tuần này, Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) còn cảnh báo nhiều quốc gia trên khắp châu Âu, trong đó có Đức, có thể bị đẩy vào "cuộc suy thoái kéo dài cả năm trong năm 2023" trong trường hợp nguồn cung năng lượng bị gián đoạn vào mùa đông.

Mệt mỏi vì lạm phát ở châu ÂuMệt mỏi vì lạm phát ở châu Âu

TTO - Người dân các nước EU, kể cả Đức, Bỉ, Thụy Sĩ, Thụy Điển, Đan Mạch..., đều đang quay cuồng với giá sinh hoạt tăng chóng mặt mỗi ngày, lạm phát tăng cao và viễn cảnh một mùa đông giá buốt vì thiếu hụt năng lượng.

Nguồn bài viết