Làng đào Đình Bảng tấp nập người mua đón Tết Quý Mão

1 năm trước 110

Video người trồng đào Đình Bảng nói về sức bền của đào bích: 

Tạo thu nhập tốt  

Làng trồng đào Đình Bảng chỉ cách trung tâm TP Hà Nội 17 km đã trở thành địa chỉ mua đào của người dân Thủ đô và các vùng lân cận. Theo ông Nguyễn Tiến Hải (Khu phố Trung Hoà, phường Đình Bảng, TP Từ Sơn, Bắc Ninh), Đình Bảng là làng đa nghề, nhưng người dân rất chịu khó học hỏi, kinh doanh. Từ gần 20 năm trước, khi đào Nhật Tân có dấu hiệu mai một, một vài người dân đã học nghề trồng đào và đem giống đào Nhật Tân về trồng. Đào Nhật Tân đã thích nghi được với mảnh đất này.  

Người dân thấy cây đào phát triển và cho hiệu quả kinh tế tốt, nên dần thay thế trên những ruộng lúa năng suất kém. Đến nay, hàng trăm ha trồng đào của người dân Đình Bảng đã mang lại thu nhập đáng kể cho người dân nơi đây.  

Chị Nguyễn Thị Hoạt (Khu phố Thượng, phường Đình Bảng) - chủ một vườn đào cho biết: “Ban đầu còn phải lấy giống từ Nhật Tân, nhưng sau vài vụ tôi đã biết chiết cành, trồng hạt và dưỡng những gốc cây to để cho vụ sau. Nghề nào cũng có vất vả, nghề nông lại vất vả hơn khi phụ thuộc vào thời tiết. Trồng đào cũng phải nhìn thời tiết để chăm sóc. Có những năm 'đào cười' sớm vì nắng, có những năm sương muối nhiều cũng bị mất nhiều”, chị Hoạt nói.

Mỗi cành đào Đình Bảng có mức giá dao động từ 500.000 - 1 triệu đồng. Trung bình mỗi vụ đào Tết, trung bình mỗi hộ trồng thu nhập từ 30 triệu đồng/sào đào. Nhiều hộ ở Đình Bảng vẫn còn đất ruộng, nhưng không canh tác, vì thế những người trồng đào lại thuê lại đất để chuyên canh.  

Trở thành thương hiệu

Những năm gần đây, người đến mua đào Đình Bảng trở nên tấp nập. Anh Nguyễn Thạc Thắng (Khu phố Trung Hòa, phường Đình Bảng) - người có hàng chục năm trồng đào cho biết: “Đào Đình Bảng không chỉ cung cấp cho người dân trong vùng, mà còn ở những vùng lân cận. Người Hà Nội về đây mua rất nhiều. Bởi đào Đình Bảng có những nét riêng, độc đáo. Nhất là giống đào bích được xem là có mức giá ổn định nhất, bền nhất.

Những người trồng đào cho biết, giống đào bích thân khoẻ này “dấu sắc". Bởi ban đầu nhìn khó nhận ra sẽ cho nhiều hoa và bền lâu. Người không biết dễ bỏ qua, nhưng dân trồng đào biết, chỉ sau vài ngày, những cành đào này sẽ cho nhiều nụ và hoa.  

Chị Nguyễn Thị Mai (Khu phố chùa Dận, phường Đình Bảng) cho biết: “Kinh tế phát triển, người ta dễ dàng sắm một cành đào khác như đào rừng, đào phai, đào Nhật Tân… Nhưng người dân Đình Bảng vẫn mang về dâng tổ tiên một cành đào bích bởi vẻ đẹp của hoa, cũng như ý nghĩa tâm linh đào trên đất vua, mang lại nhiều may mắn, tài lộc. Cũng chỉ có đào Đình Bảng mới có mức giá cao và ổn định từ nhiều năm nay”.  

Từ Sơn trở thành thành phố từ năm 2021, vì thế những ha trồng đào này đều nằm trong dự án xây dựng. Người dân nơi đây cho biết, thú chơi đào Đình Bảng cũng chỉ tính được bằng năm nữa thôi. 

Dưới đây là một số hình ảnh làng đào Đình Bảng dịp cận Tết: 

Chú thích ảnhNgày ông Công, ông Táo có nhiều gia đình đã đi chọn đào.Chú thích ảnhNhững bông hoa đào bích đã khoa sắc. Chú thích ảnhThời tiết nắng ráo, những cành đào đã bung hoa. Chú thích ảnhTại các vườn đào đều có biển ghi số điện thoại người bán. Chú thích ảnhNhững gia đình chọn mua cả cây đều lấy từ dịp này. Chú thích ảnhNhững gốc đào có giá trung bình 3 - 4 triệu đồng đã có chủ. Người bán đánh sẵn để chờ xe tải đến chở đi. 
Chú thích ảnhNhiều gia đình muốn lựa cành đẹp đều phải đi đến chọn trước để sát Tết lấy. Chú thích ảnhĐào bán nhiều dịp này vẫn là những gốc đào phục vụ công ty, doanh nghiệp hay gia đình có nhà diện tích lớn. Chú thích ảnhNgười trong làng chơi đào vào bất cứ dịp nào trong tháng Chạp. Chú thích ảnhChiều 23 Tháng Chạp, những gốc đào to được đưa đi. Chú thích ảnhMột số hộ dân cho biết, việc chăm sóc gốc đào to cần có sự kỹ lưỡng. Chú thích ảnhNhững người mua buôn cũng tới vận chuyển sớm. 

    

Chú thích ảnhĐào Đình Bảng đã trở thành thương hiệu của tỉnh Bắc Ninh. 

 

Nguồn bài viết