Lo ngại rủi ro suy thoái. Vàng có thể tăng lại?
Chỉ số giá tiêu dùng tăng 9.1% so cùng kỳ năm ngoái, đây là mức tăng lớn nhất kể từ cuối năm 1981. CPI theo tháng cũng tăng 1.3% so với một tháng trước đó, cao nhất kể từ năm 2005, dữ liệu này phản ánh chi phí xăng dầu, chỗ ở và thực phẩm đang tiếp tục tăng cao hơn.
Lạm phát tăng nóng tái khẳng định sự thật rằng áp lực giá đang lan rộng và phổ biến trong toàn bộ nền kinh tế, tiếp tục hủy hoại sức mua và niềm tin của người dân. Điều này sẽ khiến các quan chức Fed phải có một chính sách tích cực để kìm hãm nhu cầu, đồng thời gây thêm áp lực cho Tổng thống Joe Biden và các đảng viên Đảng Dân chủ, những người đã bị giảm sự ủng hộ trước cuộc bầu cử giữa kỳ.
Trong khi nhiều nhà kinh tế cho rằng dữ liệu này sẽ là đỉnh của chu kỳ lạm phát hiện nay, một số yếu tố như giá nhà ở sẽ giữ cho áp lực giá tăng cao trong thời gian dài hơn. Rủi ro địa chính trị bao gồm các vụ phong tỏa do Covid ở Trung Quốc và cuộc chiến giữa Nga và Ukraine cũng gây ra rủi ro cho chuỗi cung ứng và triển vọng lạm phát.
Tỷ lệ FED tăng lãi suất 100 điểm cơ bản trong cuộc họp tháng 7 này đã lên đến hơn 80%
Nếu thực sự Fed tăng lãi suất thêm 100 điểm cơ bản vào tháng 7 và 75 điểm cơ bản vào tháng 9, triển vọng tăng trưởng cho giai đoạn cuối năm có thể sẽ xấu đi. Ngay lúc này, tôi nghĩ tác động chính của báo cáo lạm phát là thúc đẩy Fed mạnh tay tăng lãi suất sớm lúc nào hay lúc ấy”.
Phân tích kỹ thuật
Trên đồ thị Vàng đã tăng trở lại sau khi CPI được công bố. Tuy nhiên mức kháng cự 1745 vẫn đang là mức kháng cự quan trọng.
Hiện tại Vàng vẫn đang đứng trước sức ép tăng giá khi thị trường chứng khoán giảm và lo ngại suy thoái đang khiến cho lợi suất trái phiếu thay đổi.
Giá Vàng có thể sẽ tiếp tục giảm trong dài hạn.
Chiến lược giao dịch hôm nay có thể sẽ chờ sell Vàng vùng kháng cự 1735-1740. Tuy nhiên, điểm vào vẫn đang chờ tín hiệu rõ ràng hơn,