Lo ngại nhiều lĩnh vực có nợ xấu cao như bất động sản, vay tiêu dùng, BOT giao thông...

2 năm trước 149
Lo ngại nhiều lĩnh vực có nợ xấu cao như bất động sản, vay tiêu dùng, BOT giao thông... - Ảnh 1.

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng báo cáo về thực hiện nghị quyết 42 - Ảnh: Quochoi.vn

Sáng 24-5, tại kỳ họp thứ 3 Quốc hội khóa XV, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng đã báo cáo tổng kết nghị quyết số 42 và đề xuất việc kéo dài thời hạn áp dụng toàn bộ quy định của nghị quyết số 42.

Tính đến 31-12-2021, toàn hệ thống đã xử lý được 380.200 tỉ đồng nợ xấu, bằng 47,9% số nợ xấu theo nghị quyết số 42 tại thời điểm 15-8-2017. Trong số này có 148.000 tỉ đồng do khách hàng tự trả nợ (chiếm 38,93%), cao hơn so với mức 22,8% trung bình năm từ 2012-2017. 

Đồng thời kết quả xử lý, bán, phát mại tài sản đảm bảo để thu hồi nợ của tổ chức tín dụng và VAMC đạt 77.200 tỉ đồng, chiếm 20,3%.

Xử lý được nhiều, nhưng nợ xấu có xu hướng tăng

Trong bối cảnh thế giới diễn biến khó lường, lạm phát gia tăng, đại dịch vẫn còn ảnh hưởng tới kinh tế, doanh nghiệp trong nước gặp khó khăn, bà Hồng cho biết nợ xấu có xu hướng gia tăng.

Trường hợp đánh giá thận trọng đến hết năm 2021, tỉ lệ nợ xấu nội bảng, nợ bán cho VAMC và các khoản nợ tiềm ẩn thành nợ xấu ở mức cao 6,31%; nợ xấu chưa xử lý vẫn ở mức cao 412.700 tỉ đồng, tỉ lệ khách hàng tự trả giảm do dịch COVID-19 tác động đến tài chính.

Đến hết ngày 15-8-2022, toàn bộ cơ chế về xử lý nợ xấu theo nghị quyết số 42 sẽ không được áp dụng, việc xử lý nợ xấu của tổ chức tín dụng sẽ thực hiện theo quy định của pháp luật có liên quan.

"Việc này sẽ kéo dài quá trình xử lý nợ xấu, không khuyến khích, huy động được các nhà đầu tư trong và ngoài nước tham gia công tác xử lý nợ xấu và cơ cấu lại các tổ chức tín dụng" - bà Hồng đánh giá. Vì vậy Chính phủ đề xuất Quốc hội thông qua việc kéo dài thời hạn áp dụng toàn bộ quy định của nghị quyết số 42 đến ngày 31-12-2023; nghiên cứu và đề xuất quy định liên quan đến xử lý nợ xấu, tài sản đảm bảo để trình Quốc hội.

Đánh giá kỹ nợ xấu, các lĩnh vực có tỉ trọng cao

Đánh giá cao những kết quả trong xử lý nợ xấu với nhiều hình thức đa dạng, nợ xấu cơ bản được kiểm soát, nhưng trong báo cáo thẩm tra của Ủy ban Kinh tế Quốc hội, ông Vũ Hồng Thanh - chủ nhiệm ủy ban - cho rằng kết quả xử lý nợ xấu chưa thực sự vững chắc, nền kinh tế vẫn tiềm ẩn rủi ro. 

Đáng chú ý, một số lĩnh vực có nợ xấu chiếm tỉ trọng cao như bất động sản (chiếm 18,4%); cho vay tiêu dùng (chiếm 25,8%); BOT, BT giao thông (3,92%)...

Thống nhất với đề nghị kéo dài thời gian áp dụng nghị quyết, song ông Thanh cho rằng cần đánh giá kỹ về sự cần thiết cũng như gắn thời hạn, trách nhiệm cụ thể trong xây dựng khuôn khổ pháp lý thay thế nghị quyết 42, đảm bảo tính liên tục trong xử lý nợ xấu.

Đồng thời, một số ý kiến đề nghị sửa đổi một số nội dung trong nghị quyết như mở rộng phạm vi của khoản nợ xấu; bổ sung đối tượng là công ty mua bán nợ được áp dụng các biện pháp xử lý nợ xấu như VAMC; bổ sung phạm vi áp dụng thủ tục rút gọn đối với tranh chấp hợp đồng tín dụng hoặc hoàn trả tài sản đảm bảo là tang vật của vụ việc vi phạm hành chính...

Đặc biệt trong bối cảnh dịch COVID-19, thu ngân sách nhà nước khó khăn, cần nhiều khoản chi cho an sinh xã hội và phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội, trong khi hoạt động của các tổ chức tín dụng vẫn tăng trưởng và đạt kết quả tốt. 

Do đó cơ quan thẩm tra cho rằng cần xem xét lại thứ tự ưu tiên thanh toán khi xử lý tài sản bảo đảm, không nên tiếp tục duy trì chính sách này.

Đề nghị Chính phủ báo cáo nợ xấu lĩnh vực bất động sản, chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệpĐề nghị Chính phủ báo cáo nợ xấu lĩnh vực bất động sản, chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp

TTO - Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Chính phủ báo cáo rõ nợ xấu trong các lĩnh vực như bất động sản, chứng khoán, tín dụng tiêu dùng, trái phiếu doanh nghiệp, cho vay BOT; lãi dự thu, sở hữu chéo.

Nguồn bài viết