Kết hợp Phân tích Kỹ thuật và Phân tích Cơ bản trong trading

2 năm trước 321

Kết hợp Phân tích Kỹ thuật và Phân tích Cơ bản trong trading

Gold OANDA:XAUUSD

Trên thị trường tài chính, những trader sẽ giao dịch theo nhiều phương pháp khác nhau, và phương pháp nào cũng có những lý do hợp lý để giải thích. Vấn đề của chúng ta không phải là đi nghiên cứu xem phương pháp nào đúng mà là bản thân chúng ta sẽ phù hợp với phương pháp nào.
Trước kia tìm hiểu trading tôi cũng dành rất nhiều thời gian vào nghiên cứu về đồ thị, nến và các công cụ chỉ báo. Tất nhiên rằng ai cũng sẽ phải có những giai đoạn đầu khi muốn tìm hiểu vào Trading sẽ cần phải học. Về cơ bản thì PTKT sẽ đơn giản hơn và nó giúp chúng ta giải quyết được phần ngọn của công việc giao dịch.
Nghĩa là khi bạn nhìn vào biểu đồ và nhìn vào phản ứng trên biểu đồ sẽ có ngay được các đáp án và hình dung được xu hướng cũng như các vùng giá nhạy cảm để đưa ra các quyết định giao dịch của mình.
Tuy nhiên về sau này khi nghiên cứu sâu hơn vào bản chất các giao dịch và những động lực nào khiến cho giá biến động thì tôi quan tâm nhiều đến các yếu tố cơ bản. PTCB tương đối khó và cũng sẽ làm bạn mất nhiều thời gian để đọc tin tức và phân tích tác động của nó.
Ở bài viết này chúng ta không tìm hiểu cái nào quan trọng hơn mà mục đích chúng ta sẽ hiểu về cách vận dụng thế nào để hợp lý nhất và hiệu quả nhất.
Trong những chia sẻ hàng ngày của tôi đều đi từ các yếu tố cơ bản, tin tức và đánh giá tác động trước khi đi vào phần phân tích biểu đồ. Sau đó sẽ đi tới phần đánh giá các yếu tố PTKT để đưa ra các quyết định giao dịch.
Với cách làm theo trình tự trên các bạn có thể sẽ mất thời gian nhưng về dài hạn các bạn sẽ thấy việc hiểu rõ bản chất thị trường và nắm vững các yếu tố tin tức tác động sẽ giúp chúng ta định hướng được xu hướng thị trường một cách rõ ràng hơn.

Vậy ứng dụng kết hợp vào như thế nào:
Để rõ hơn chúng ta đến với một ví dụ thực tiễn: Vàng sẽ tăng khi tâm lý lo ngại rủi ro tăng cao, tuy nhiên khi thị trường không còn nhìn nhận sự kiện cơ bản với tâm lý lo ngại rủi ro nữa thì Vàng sẽ giảm mạnh.
Các bạn đều biết thời điểm Vàng tăng lên đỉnh lịch sử trong tháng 2 vừa rồi khi chiến tranh Nga-Ukraina diễn ra. Thế giới lo sợ một cuộc chiến tranh thế giới. Và trong những ngày căng thẳng nhất thì giá Vàng đã tăng rất mạnh lên ngưỡng đỉnh lịch sử 2072$/oz. Khi Vàng tăng lên mức kháng cự này nếu thuần PTKT các bạn sẽ chốt lời và bán xuống với kỳ vọng là sẽ bắt đỉnh, và đúng là nếu chỉ dựa vào PTKT thì đến vùng này phần lớn cũng sẽ có những e ngại và đóng trạng thái, các áp lực này cũng khiến giá có những tín hiệu điều chỉnh ngắn hạn.
Và trong thời điểm đó các thông tin về một cuộc đàm phán diễn ra, tâm lý thị trường chuyển dịch từ lo sợ một cuộc chiến tranh thế giới thì chuyển sang một tâm lý kỳ vọng rằng sẽ sớm có đàm phán kết thúc chiến tranh. Đây là hiệu ứng tâm lý chuyển từ một trạng thái tiêu cực nhất sang một tâm lý kỳ vọng vào một viễn cảnh tốt hơn trong tương lai. trạng thái tâm lý thị trường thay đổi đã khiến cho nhu cầu bán Vàng tăng lên.
Vậy nếu chúng ta kết hợp được cả các yếu tố PTKT và PTCB vào thì sẽ liên tục sell vàng khi có vị thế và vùng giá tốt kể từ ngày 8/3 khi giá Vàng đảo chiều giảm với các tin tức kỳ vọng về một cuộc đàm phán sẽ thành công và kết thúc chiến tranh.
Sau khi xác định được các yếu tố tâm lý thị trường thay đổi thì trong cùng thời điểm này FED họp chính sách tiền tệ và đã tăng lãi suất. Với các kỳ vọng về việc tăng lãi suất là hiện hữu thì càng có thêm lý do để Sell vàng về yếu tố PTCB
Vậy chúng ta đưa các yếu tố PTCB đó vào biểu đồ H4 và sẽ ra các kết quả như sau. Bạn nào đã theo dõi các video nhận định hàng ngày của tôi đều có thể đánh giá được rằng tôi đã khuyến nghị các bạn sell từ rất lâu rồi và khi giá chạm vùng kháng cự đều có thể vào lệnh sell.
Do vậy, khi chúng ta định hình được các yếu tố vĩ mô sẽ tác động đến xu hướng thị trường trong dài hạn rồi thì lúc đó đưa vào biểu đồ PTKT sẽ có thể mang lại hiệu quả cao hơn và ít nhất bạn sẽ có niềm tin vào các nhận định của mình. Các bạn khi đã hiểu về tâm lý thị trường sẽ hạn chế được các giao dịch mang tính cảm xúc và không xác định được xu hướng sẽ dẫn đến các trạng thái giao dịch FOMO và giao dịch theo cảm tính.
Một ví dụ ngắn về việc đọc hiểu tâm lý thị trường xác định xu hướng chính rồi từ đó phát triển ra theo hướng ứng dụng PTKT để giao dịch hàng ngày.

Good luck!

Nguồn bài viết