Kiểm soát chi phí đầu vào giảm gánh nặng cho nông dân

3 năm trước 431
Kiểm soát chi phí đầu vào giảm gánh nặng cho nông dân - Ảnh 1.

Giá phân bón, thuốc bảo vệ thực vật tăng quá cao kể từ đầu năm làm giảm lợi nhuận người trồng lúa - Ảnh: CHÍ QUỐC

Tuy nhiên, cả người dân và doanh nghiệp nông nghiệp đang chịu nhiều áp lực và khó khăn vì chi phí đầu vào tăng, cần những chính sách hỗ trợ để đảm bảo ổn định sản xuất trong thời gian tới.

Đó là thông tin được các nhà quản lý và doanh nghiệp đưa ra tại Hội nghị “Sơ kết sản xuất trồng trọt vụ Thu Đông, Mùa năm 2021; triển khai kế hoạch sản xuất vụ Đông Xuân 2021 - 2022 tại các tỉnh, thành Nam bộ” do Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn tổ chức ngày 1-10.

Nông nghiệp vẫn là điểm sáng trong dịch bệnh

Ông Nguyễn Quốc Doanh, thứ trưởng Bộ NN&PTNT, cho biết ngành nông nghiệp vẫn là điểm sáng. Quý 3-2021 trong khi GDP Việt Nam giảm trên 6% so với quý trước thì ngành nông nghiệp tăng 1,04% là sự nỗ lực rất lớn. Chín tháng đầu năm 2021, GDP ngành nông nghiệp Việt Nam tăng 2,74%, xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp  đạt 35,5 tỉ USD, tăng 17,7% so cùng kỳ.

Theo Cục trồng trọt, toàn vùng Đông Nam Bộ và ĐBSCL sản xuất lúa cả năm 2021 ước diện tích đạt trên 4,1 triệu ha, năng suất ước đạt 6,18 tấn/ha, và sản lượng ước đạt 25,734 triệu tấn, tăng 515.000 tấn so với cùng kỳ năm 2020.

Tuy nhiên, từ đầu tháng 6-2021 đến nay, việc đi lại thu hoạch, vận chuyển và tiêu thụ lúa gạo cho vụ Hè Thu với diện tích gần 1,78 triệu ha với sản lượng ước 10,152 triệu tấn với nhiều khó khăn thách thức.

Trong điều kiện áp dụng Chỉ thị 16 của Thủ tướng liên tục trong nhiều tháng, khả năng di chuyển của con người cùng thiết bị thu hoạch, vận chuyển nông sản giữa các tỉnh giáp ranh địa bàn các tỉnh đều bị trở ngại bởi quy định phòng chống dịch như xét nghiệm nhanh, xét nghiệm PCR, cách ly… dẫn đến thiếu doanh nghiệp, thương lái thu mua cùng phương tiện và nhân công tham gia thu hoạch, vận chuyển về nơi tiêu thụ.

Cần kiểm soát chi phí đầu vào

Kiểm soát chi phí đầu vào giảm gánh nặng cho nông dân - Ảnh 2.

Cục Trồng trọt đề nghị có chính sách kiểm soát chi phí đầu vào để giảm giá thành sản xuất nông nghiệp - Ảnh: CHÍ QUỐC

Ông Lê Thanh Tùng, phó cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ NN&PTNT), cho biết giá thành sản xuất lúa vẫn còn ở mức cao dẫn tới lợi nhuận người trồng lúa hạn chế. Trong đó, chi phí phân bón chiếm tỉ lệ 21-24 % trong tổng chi phí sản xuất; chi phí thuốc bảo vệ thực vật 15-17%; chi phí về giống 9-10%.

Mặt khác, giá thu mua lúa tươi giảm so với cùng kỳ năm trước 500-800 đồng/kg. Đây là các yếu tố đầu vào cần phải kiểm soát để giảm gánh nặng cho nông dân.

Đại diện Sở NN&PTNT Vĩnh Long cho biết nguyên liệu đầu vào như phân bón, thuốc bảo vệ thực vật tăng cao, nhân công khan hiếm do thực hiện giãn cách xã hội. Hiện nay có nhiều nông dân sau khi thu hoạch xong, lo ngại việc xuống giống thực hiện tái sản xuất do sợ khó tiêu thụ bởi ảnh hưởng của dịch COVID-19.

Theo ông Nguyễn Đình Xuân, giám đốc Sở NN&PTNT Tây Ninh, giá phân bón và thuốc bảo vệ thực vật từ đầu năm tăng quá cao khiến nông dân gặp khó. Sau dịch bệnh nhiều nông dân không trả tiền ngân hàng đúng hạn, ngân hàng dọa đưa vào nợ xấu. 

“Vấn đề không phải lãi suất cao, vì dân vẫn lo trả lãi suất được. Cái khó là thời gian qua doanh thu giảm nên không thể trả được cho ngân hàng đúng hạn. Vì vậy, cần chính sách khoanh và giãn nợ cho nông dân tiếp tục sản xuất", ông Xuân nói.

Ông Lê Thanh Tùng cho biết Cục Trồng trọt kiến nghị Bộ NN&PTNT có chính sách hỗ trợ bình ổn giá vật tư nông nghiệp để người dân yên tâm đầu tư sản xuất. Cần có những chính sách quản lý chặt chẽ các yếu tố đầu vào, đầu ra các loại hàng hóa vật tư nông nghiệp (về giá, chất lượng,...) để hạn chế tình trạng hàng giả, hàng kém chất lượng lưu thông, mua bán trên thị trường gây ảnh hưởng xấu đến sản xuất và thu nhập của người nông dân.

Ông Phạm Thái Bình, tổng giám đốc Công ty cổ phần nông nghiệp công nghệ cao Trung An (Cần Thơ), cho rằng liên kết doanh nghiệp với nông dân sẽ giải quyết được mọi vấn đề. Chỉ có cánh đồng liên kết là hiệu quả nhất với doanh nghiệp và nông dân và địa phương. Nhưng khó khăn lớn nhất cho liên kết doanh nghiệp với nông dân là vấn đề vốn. 

“Chúng tôi không cần hỗ trợ từ ngân sách, bộ ngành, chỉ cần ngân hàng đồng hành là được. Khi địa phương phê duyệt dự án cánh đồng liên kết thì ngân hàng có chính sách giải ngân để chúng tôi hoạt động là được", ông Bình kiến nghị.

Nông sản, lúa gạo miền Tây đang gặp khó do thiếu tài xếNông sản, lúa gạo miền Tây đang gặp khó do thiếu tài xế

TTO - Tổng cục Đường bộ Việt Nam (Bộ GTVT) vừa có văn bản đề nghị sở GTVT các tỉnh, thành phía Nam và Đồng bằng sông Cửu Long tháo gỡ khó khăn vận chuyển hàng hóa, nông sản trong bối cảnh tài xế, tài công đang thiếu hụt.

Nguồn bài viết