Khảo sát hơn 130.000 doanh nghiệp: Lao động, doanh thu giảm từ 8 tới 15%

3 năm trước 981
 Lao động, doanh thu giảm từ 8 tới 15% - Ảnh 1.

TS Đặng Đức Anh, Phó giám đốc Trung tâm Thông tin và dự báo kinh tế - xã hội quốc gia (NCIF) - Bộ Kế hoạch & Đầu tư trình bày tham luận tại hội thảo ngày 20-1 - Ảnh: ĐẶNG TUÂN

Số liệu này được NCIF (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) trình bày tại hội thảo để thảo luận về triển vọng kinh tế Việt Nam trong 5 năm tới và giải pháp phục hồi kinh tế bền vững sau COVID-19, tổ chức ở Hà Nội sáng 20-1.

Trình bày về kinh tế Việt Nam năm 2020 ở phiên nội dung đầu tiên, TS Đặng Đức Anh, phó giám đốc NCIF, cho biết đại dịch COVID-19 góp phần làm cho kinh tế Việt Nam năm qua chịu cú sốc mạnh từ hai phía cung và cầu.

Dù vậy Việt Nam vẫn được đánh giá là nền kinh tế có sức chống chịu tốt so với hầu hết các nền kinh tế khác, nhờ đạt được sự cân bằng giữa việc duy trì hoạt động kinh tế và kiểm soát dịch bệnh.

Kinh tế vĩ mô ổn định dù thực hiện chính sách nới lỏng tiền tệ. Lạm phát năm 2020 ở mức thấp, 3,23%, dù lương thực, thực phẩm tăng cao ở một số thời điểm.

"Lạm phát cao hơn tăng trưởng kinh tế nhưng các chỉ số tài chính vĩ mô vẫn khá ổn định, và trong tầm kiểm soát, do đó không cho thấy tác động tiêu cực của các biện pháp nới lỏng tài chính, tiền tệ. Tỉ giá đồng USD/đồng Việt Nam ổn định; chi ngân sách nhà nước trong dự toán, thu ngân sách nhà nước dù bị ảnh hưởng nhưng tăng nhanh trong thời gian cuối năm cùng với sự phục hồi tăng trưởng", báo cáo của NCIF cho biết.

Tuy nhiên theo ông Đặng Đức Anh, khu vực doanh nghiệp bị ảnh hưởng đáng kể do tác động từ cả bên trong lẫn bên ngoài.

Hai đợt khảo sát trên diện rộng với trên 130.000 doanh nghiệp của GSO (tháng 4 và tháng 9-2020) đều cho thấy có tới trên 83% số doanh nghiệp khẳng định bị ảnh hưởng tiêu cực. Lao động và doanh thu của hầu hết các ngành, theo khảo sát, đều giảm từ 8 tới 15%.

Doanh nghiệp gặp khó khăn cả đầu vào và thị trường tiêu thụ, trong khi vẫn tiếp tục đối mặt khó khăn về tiếp cận nguồn lực tài chính. Doanh nghiệp bên ngoài nhà nước có tỉ lệ đang hoạt động thấp nhất và giảm doanh thu cao nhất.

Chính phủ đã thực hiện nhiều biện pháp tài khóa, tiền tệ hỗ trợ nền kinh tế. Tuy nhiên cũng trong khảo sát trên, chỉ số ít doanh nghiệp nhận được gói hỗ trợ của chính phủ.

82% doanh nghiệp được khảo sát không nhận được hỗ trợ. Doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp ngoài nhà nước có tỉ lệ nhận hỗ trợ thấp hơn các loại hình doanh nghiệp còn lại.

Có 3 lý do chính chính dẫn tới tình trạng này, bao gồm: không đáp ứng được các yêu cầu, không biết về chính sách; và quy trình, thủ tục tiếp cận khó khăn.

Tại hội nghị, đại diện của Chính phủ, giới học giả và các đối tác phát triển quốc tế đã chia sẻ thông tin và quan điểm về cách thức Việt Nam tiếp tục phát triển và chuyển đổi nền kinh tế để có thể tăng nhanh năng suất, khả năng cạnh tranh quốc tế, khả năng chống chịu, bình đẳng kinh tế và xã hội và hài hòa giữa con người và hành tinh.

Việt Nam thuộc nhóm tăng trưởng kinh tế cao nhất thế giớiViệt Nam thuộc nhóm tăng trưởng kinh tế cao nhất thế giới

TTO - Với tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2020 tăng 2,91% so với năm trước, Việt Nam thuộc nhóm nước có tăng trưởng cao nhất thế giới. Trong bối cảnh dịch COVID-19 ảnh hưởng tiêu cực tới mọi lĩnh vực kinh tế xã hội thì đây là thành công lớn.

Nguồn bài viết