Kho vũ khí Mỹ bị đe dọa do thiếu chip

2 năm trước 129
Kho vũ khí Mỹ bị đe dọa do thiếu chip - Ảnh 1.

Công ty Lockheed Martin - Ảnh: ELETS ONLINE

Hôm 27-10, một số nhà thầu quốc phòng lớn của Mỹ bao gồm Raytheon, Lockheed Martin, Boeing và Northrop Grumman đã cảnh báo rằng tình trạng thiếu chip có thể tiếp tục diễn ra trong hai năm tới, báo Financial Times đưa tin.

Ông James D. Taiclet, chủ tịch và giám đốc điều hành của Tập đoàn Lockheed Martin, cho biết: "Với những tác động còn sót lại của đại dịch và những thách thức chuỗi cung ứng vẫn tiếp diễn, chúng tôi hiện chỉ kỳ vọng sẽ tăng trưởng trở lại vào năm 2024. Triển vọng doanh số bán hàng năm 2023 hy vọng xấp xỉ bằng năm 2022".

Theo báo Newsweek, phát biểu trên được đưa ra trong bối cảnh Mỹ và các đồng minh phương Tây vẫn tiếp tục cung cấp hỗ trợ quân sự cho Ukraine. 

Các vũ khí cung cấp cho Ukraine có cả hệ thống tên lửa đất đối không tiên tiến quốc gia (NASAMS) do Raytheon phát triển, hệ thống tên lửa pháo binh cơ động cao (HIMARS) được Lockheed Martin chế tạo.

Bà Kathy Warden, một giám đốc điều hành tại Northrop Grumman, một trong năm tập đoàn quốc phòng hàng đầu Mỹ, cho biết bà không kỳ vọng các vấn đề về chuỗi cung ứng "trở nên tốt hơn đáng kể", theo tờ Times.

Northrop Grumman chế tạo thiết bị cho B-2 Spirit của quân đội Mỹ, còn được gọi là máy bay ném bom tàng hình.

Ông Frank St. John, giám đốc vận hành (COO) của Lockheed Martin, nói với tờ Times vì một số vũ khí của họ sử dụng hàng chục loại con chip, sự thiếu hụt chip khiến kéo dài thời gian phát triển công nghệ mới.

Ông Greg Hayes, giám đốc điều hành và chủ tịch của Raytheon, cũng nói về các vấn đề chuỗi cung ứng trong cuộc họp báo vào tháng 10 này và cho biết công ty đã "vượt qua một số khó khăn quan trọng vào năm 2022, từ việc chuyển công ty ra khỏi Nga đến mức lạm phát kỷ lục và chuỗi cung ứng căng thẳng".

Bộ trưởng Tài chính Janet L. Yellen, trong phát biểu tại cuộc họp thường niên của Hiệp hội An ninh công nghiệp và thị trường tài chính, đã đề cập đến tình trạng thiếu vi mạch ở Mỹ và các vấn đề chuỗi cung ứng do chiến tranh ở Ukraine.

Bà Yellen cho biết ba thập niên trước, Mỹ đã sản xuất hơn 1/3 tổng số vi mạch trên thế giới, nhưng bây giờ giảm xuống chỉ còn 12%.

Bà nói thêm rằng sự thiếu hụt chip gần đây đã dẫn đến sản lượng kinh tế Mỹ bị mất 240 tỉ USD vào năm 2021.

Để đảm bảo nguồn chip, Tổng thống Joe Biden tháng 9 vừa qua đã ký Đạo luật chip và khoa học năm 2022.

Nhà Trắng cho biết sẽ tăng cường sản xuất, chuỗi cung ứng và an ninh quốc gia của Mỹ. Đồng thời đầu tư vào nghiên cứu và phát triển, khoa học - công nghệ và lực lượng lao động trong tương lai để giữ cho Mỹ dẫn đầu trong các ngành công nghiệp của ngày mai. Đó là công nghệ nano, năng lượng sạch, điện toán lượng tử và trí tuệ nhân tạo. 

Lockheed Martin ​​tăng gần gấp đôi sản lượng tên lửa JavelinLockheed Martin ​​tăng gần gấp đôi sản lượng tên lửa Javelin

TTO - Nhà sản xuất vũ khí Mỹ Lockheed Martin Corp có kế hoạch tăng gần gấp đôi sản lượng tên lửa Javelin, loại vũ khí chống tăng đã giúp Ukraine khá hiệu quả trong chiến dịch quân sự của Nga.

Nguồn bài viết