Hơn 90% doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn trong quý 3-2021

3 năm trước 229
Hơn 90% doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn trong quý 3-2021 - Ảnh 1.

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng trên địa bàn TP.HCM quý 3-2021, quý giãn cách xã hội lâu nhất, ước đạt 104.689 tỉ đồng, giảm 58,3% so với quý trước và giảm 60,6% so với cùng kỳ năm ngoái - Ảnh: T.THANH

Kết quả khảo sát được Cục Thống kê TP.HCM thực hiện với 432 doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến chế tạo, khi đề cập đến xu hướng kinh doanh quý 3-2021, dự báo cho quý tới với đánh giá "việc phong tỏa kéo dài để chống dịch đã tác động đến hoạt động của các doanh nghiệp", và "chi phí sản xuất là một trong những nhân tố bị tác động mạnh mẽ nhất do dịch và các biện pháp phòng chống dịch COVID-19".

Khảo sát ghi nhận có đến 55,3% doanh nghiệp cho biết nhu cầu thị trường không có là chỉ số ảnh hưởng lớn nhất đến kết quả sản xuất kinh doanh của họ. 

Ảnh hưởng thứ hai là thiếu nguyên, nhiên vật liệu với tỉ lệ 46,6%. Việc cạnh tranh của hàng trong nước với chi phí cao là nguyên nhân thứ 3 được 37,8% doanh nghiệp lựa chọn, xếp trên cả các hạng mục đánh giá khác như khó khăn tài chính (34,7%), không tuyển dụng được lao động (26,1%) hay lãi suất vay vốn cao (20,9%)…

Các doanh nghiệp cũng cho rằng, tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh trong quý 4-2021 tiếp tục gặp nhiều khó khăn, với 51,1% ý kiến tán thành. 

Tỉ lệ này dù thấp hơn so với mức 90,2% ý kiến đồng thuận khi đề cập đến khó khăn của quý 3-2021 so với quý trước đó, nhưng các doanh nghiệp vẫn khá thận trọng khi chỉ có 26,6% lựa chọn khả năng sản xuất kinh doanh sẽ "tốt lên" trong quý 4 so với quý 3-2021 vừa qua.

Theo Cục Thống kê TP.HCM, chỉ tính riêng quý 3-2021, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng trên địa bàn TP.HCM ước đạt 104.689 tỉ đồng, giảm 58,3% so với quý trước và giảm 60,6% so với cùng kỳ năm ngoái.

Cục Thống kê TP.HCM cho biết chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của TP.HCM trong tháng 9-2021 dù giảm 0,53% so với tháng trước, nhưng bình quân 9 tháng năm 2021 vẫn tăng 2,57% so với cùng kỳ. Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) chỉ bằng 87,1% so với cùng kỳ năm ngoái.

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng trên địa bàn đạt 636.306 tỉ đồng, giảm 17,4% so với cùng kỳ, trong đó ngành lưu trú, ăn uống giảm 30,5%, lữ hành giảm 56,2%.

Tổng vốn đầu tư xã hội đạt 220.324 tỉ đồng, giảm 29,3%. Tổng thu cân đối ngân sách nhà nước 9 tháng ước đạt 279.298 tỉ đồng, đạt 76,5% dự toán, tăng 11% so với cùng kỳ. Tổng chi ngân sách địa phương (không tính tạm ứng) ước thực hiện 49.520 tỉ đồng, đạt 51,1% dự toán, giảm 2,9% so với cùng kỳ.

 ‘Doanh nghiệp đã sức cùng lực kiệt’Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp TP.HCM: ‘Doanh nghiệp đã sức cùng lực kiệt’

TTO - Các doanh nghiệp '3 tại chỗ' đều báo cáo thua lỗ, chủ yếu bảo đảm hàng hóa thiết yếu phục vụ nhu cầu cuộc sống người dân, hạn chế đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu, duy trì nguồn lao động chủ chốt của doanh nghiệp.

Nguồn bài viết