Hành trình tour xe đạp trải nghiệm về các địa danh mở màn ngày toàn quốc kháng chiến

2 năm trước 243

Theo ông Phùng Quang Thắng, Chủ tịch Hiệp hội Lữ hành Hà Nội, chương trình tour xe đạp tập thể dục thư giãn cuối tuần kết hợp giới thiệu lịch sử cách mạng. Cự ly di chuyển hơn 20km qua rất các địa danh lịch sử mà không phải người Hà Nội nào cũng biết; kết hợp trải nghiệm thực tế. Loại hình đạp xe đang rất phổ biến tại Hà Nội, đồng thời vừa bảo đảm phòng dịch.

Clip tour du lịch trải nghiệm "Ngày này năm xưa":

Chú thích ảnhMở đầu hành trình là địa điểm Nhà máy điện Yên Phụ trước đây, nay là trụ sở tập đoàn EVN. Nhà máy điện Yên Phụ nằm tại số 11 phố Cửa Bắc. Nhà máy điện Yên Phụ giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong sự kiện ngày 19/12/1946, bởi đây là nơi phát đi hiệu lệnh tiến công, mở đầu cho Ngày toàn quốc kháng chiến.

  

Chú thích ảnhDu khách đạp xe qua nhiều tuyến phố Hà Nội.
Chú thích ảnhMột tuyến đường du khách đi qua đang rất hot với những người mê môn thể thao xe đạp ven Hồ Tây, mang tên nhạc sĩ Nguyễn Đình Thi, tác giả đã sáng tác khúc ca "Người Hà Nội".

  

Chú thích ảnhHành trình tiếp theo là di tích Pháo Đài Láng. Nơi đây trước nằm ở cánh đồng thôn Láng Trung, nay thuộc phố Pháo Đài Láng, quận Đống Đa, Hà Nội. Đúng 20 giờ 03 phút ngày 19/12/1946, Nhà máy điện Hà Nội cho nổ mìn phá máy phát điện, đèn điện toàn thành phố phụt tắt, Pháo đài Láng phát hỏa, bắn những phát đạn đầu tiên vào cơ sở của địch trong thành phố, đồng thời là hiệu lệnh kháng chiến toàn quốc

  

Chú thích ảnhHiện tuyến đường vào Pháo Đài Láng đang được mở rộng.

  

Chú thích ảnhTrên hành trình trở về khu phố cổ Hà Nội, du khách dừng chân tại Cột cờ Hà Nội. Ngày 10/10/1954, cả Hà Nội tưng bừng rạo rực chào đón ngày hội lớn, ngày hội chiến thắng, Thủ đô Hà Nội hoàn toàn giải phóng.
Chú thích ảnhDu khách chụp ảnh lưu niệm bên bức phù điêu “Hà Nội mùa đông 1946” được đúc bằng đồng, nặng 7 tấn, đặt bên phải chợ Đồng Xuân.

  

Chú thích ảnhChợ Đồng Xuân là địa điểm diễn ra nhiều trận đánh ác liệt giữa các chiến sĩ  Trung đoàn Thủ đô với quân xâm lược Pháp.

  

Chú thích ảnhRạp Chuông Vàng tại số 72 phố Hàng Bạc, phường Hàng Bạc) là nơi diễn ra lễ tuyên thệ: “Quyết tử để Tổ quốc quyết sinh" của Trung đoàn Thủ đô.

  

Chú thích ảnhTrường Ke là tiền đồn Đông Bắc Liên khu 1, cửa ngõ liên lạc của  các chiến sĩ từ Liên khu 1 ra ngoài thành và ngược lại. Hiện nay, nơi này là trường Trung học cơ sở Trần Nhật Duật.

  

Chú thích ảnhBắc Bộ Phủ cũng là nơi diễn ra trận đánh ác liệt vào ngày 20/12/1946.
Chú thích ảnhDu khách dừng chân tại tượng đài Vua Lý Thái Tổ.

  

Chú thích ảnhCuối hành trình là tượng đài Cảm tử, nơi ghi dấu những chiến công, sự hy sinh của các chiến sĩ, người dân Hà Nội trong trận chiến "60 ngày đêm bảo vệ Thủ đô". 
Nguồn bài viết