Hành trình giúp phụ nữ Việt 'vẹn tròn cuộc sống, làm chủ tương lai'

2 năm trước 408
Hành trình giúp phụ nữ Việt vẹn tròn cuộc sống, làm chủ tương lai - Ảnh 1.

Bình đẳng giới góp phần xây dựng xã hội tiến bộ - Ảnh: Nestlé Việt Nam.

Bình đẳng giới liên quan đến chất lượng cuộc sống

Những năm gần đây cho thấy sự gia tăng và vươn lên mạnh mẽ của những người phụ nữ tham gia vào các hoạt động đổi mới sáng tạo phong phú, tích cực và đa chiều. Tinh thần quốc gia khởi nghiệp lan tỏa rộng khắp đã thu hút đông đảo phụ nữ thuộc mọi thành phần, mọi lứa tuổi ở rất nhiều lĩnh vực, ngành nghề tham gia.

Trong xã hội hiện đại ngày nay, vị trí, khả năng của phụ nữ liên quan mật thiết đến chất lượng cuộc sống từ trong nhà đến ngoài xã hội. Phụ nữ dù ở quốc gia nào đều giữ vai trò thiết yếu, đóng góp sự ổn định, tiến bộ và phát triển lâu dài của kinh tế, xã hội.

Thế nhưng đâu đó trong xã hội hiện đại vẫn còn những quan niệm cũ đòi hỏi phụ nữ phải toàn tâm, toàn ý chăm lo cho gia đình, song song gánh vác công việc và trách nhiệm tài chính. Điều đó tạo gánh nặng kép cho người phụ nữ hiện đại, đồng thời gây ra sự bất bình đẳng cho họ khi không được chia sẻ trách nhiệm.

Chính phủ đã ban hành chiến lược thực hiện bình đẳng giới, gỡ bỏ dần những bất công cho phụ nữ, tạo tiền đề cho xã hội phát triển bền vững. Theo chiến lược này, các yếu tố cần thúc đẩy cải thiện tại Việt Nam bao gồm: kiến thức dinh dưỡng, sức khỏe cho phụ nữ; nguồn cung thực phẩm tốt để nâng cao chất lượng cuộc sống; giáo dục cho phụ nữ và trẻ em, sức khỏe bà mẹ; trao quyền kinh tế cho phụ nữ; nâng cao vị trí của phụ nữ trong gia đình, cộng đồng…

Mục tiêu quốc gia này đòi hỏi sự chung tay của toàn xã hội từ các doanh nghiệp, tập đoàn, tổ chức quốc tế cùng chia sẻ trách nhiệm trên hành trình lâu dài, nhằm tạo hiệu quả trong thúc đẩy bình đẳng giới, nâng cao quyền năng cho phụ nữ.

Doanh nghiệp chung tay hỗ trợ phụ nữ Việt

Tháng 12-2020, Nestlé Việt Nam ký kết thỏa thuận hợp tác cùng Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam để thực hiện chương trình "Nestlé đồng hành cùng phụ nữ" nhằm kết nối, lan tỏa các mô hình giúp phụ nữ trang bị kiến thức dinh dưỡng, làm chủ kinh tế, nâng cao chất lượng cuộc sống. Sau hơn một năm, chương trình đã thu hút 4.000 hội viên tại 700 xã trên 10 tỉnh thành. Theo kế hoạch, giai đoạn đầu của chương trình diễn ra trong 3 năm (2020-2022), sau đó tiếp tục mở rộng mô hình tại các tỉnh trong cả nước.

Hành trình giúp phụ nữ Việt vẹn tròn cuộc sống, làm chủ tương lai - Ảnh 2.

Buổi tọa đàm tổng kết một năm triển khai chương trình "Nestlé đồng hành cùng phụ nữ" vừa diễn ra ngày 1-12 tại Hà Nội - Ảnh: Nestlé Việt Nam.

Một trong những hoạt động của chương trình nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình của các chị em phụ nữ là tập huấn cung cấp kiến thức dinh dưỡng, nâng cao sức khỏe gia đình qua bữa ăn hàng ngày.

Chị Nhất Phương (tỉnh Vĩnh Long) nói về trải nghiệm tham gia tập huấn: "Mình rất thích buổi tập huấn về dinh dưỡng và sức khỏe do Nestlé tổ chức vì có cơ hội gặp được nhiều chị em khác, học hỏi được nhiều kiến thức để chuẩn bị bữa cơm gia đình với đầy đủ dinh dưỡng, đảm bảo sức khỏe tốt cho cả nhà". Để có được thành quả này, trước đó chị Phương vượt lên sự lo ngại ban đầu để mạnh dạn tham gia. "Lúc đầu mình cũng ngại, nhưng khi đi rồi thì không ngờ chuyên gia lại nói về dinh dưỡng và sức khỏe dễ hiểu như vậy", chị Phương thổ lộ.

Không chỉ dừng lại ở đó, chị Phương còn được giao lưu, chia sẻ với các chị em chung sở thích nấu nướng nhờ Hội thi nấu ăn online. Đây cũng là một hoạt động thuộc khuôn khổ chương trình, cho đến nay đã thu hút 40.000 bài dự thi.

Hành trình giúp phụ nữ Việt vẹn tròn cuộc sống, làm chủ tương lai - Ảnh 3.

Hoạt động tập huấn kiến thức dinh dưỡng và kỹ năng bán hàng - Ảnh: Nestlé Việt Nam.

Hành trình giúp phụ nữ Việt vẹn tròn cuộc sống, làm chủ tương lai - Ảnh 4.

Dù tổ chức trực tuyến nhưng Hội thi nấu ăn online vẫn thu hút đông đảo chị em phụ nữ tham gia - Ảnh: Nestlé Việt Nam.

Hay như mô hình Quầy hàng Phụ nữ với tiêu chí An toàn – Ngon khỏe – Tiện lợi, giúp các chị em nâng cao thu nhập, cải thiện kinh tế gia đình. Là một trong những người "vượt khó" nhờ mô hình, chị Nguyễn Thị Tám (tỉnh Hải Dương) cho biết quầy hàng đã giúp chị có thêm đồng ra đồng vào trong thời gian dịch bệnh diễn ra ở địa phương khiến gia đình chị gặp nhiều khó khăn khi trồng rau không tiêu thụ được.

Hành trình giúp phụ nữ Việt vẹn tròn cuộc sống, làm chủ tương lai - Ảnh 5.

Quầy hàng với các sản phẩm do Nestlé cung cấp.giúp nhiều chị em nâng cao thu nhập, vơi bớt khó khăn về kinh tế, đặc biệt trong dịch Covid-19 - Ảnh: Nestlé Việt Nam.

Tại công ty Nestlé Việt Nam, nguyên tắc bình đẳng giới được thể hiện qua việc xây dựng các chính sách và chiến lược phát triển nhân sự, từ tuyển dụng, hoạch định vị trí kế thừa, thăng chức. Tỷ lệ nhân viên nữ góp mặt trong ban lãnh đạo công ty là 42%. Trong cộng đồng, ngoài chương trình "Nestlé đồng hành cùng phụ nữ", cam kết nâng cao quyền năng phụ nữ của Nestlé Việt Nam còn thể hiện ở tỷ lệ 30% nữ giới đảm nhiệm vai trò trưởng nhóm nông dân trong dự án toàn cầu Nescafé Plan.

Chương trình "Nestlé đồng hành cùng phụ nữ" hợp tác với Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam là sự tiếp nối các sáng kiến nhằm nâng cao quyền năng và trao quyền cho phụ nữ tại công ty, trong cộng đồng và toàn chuỗi giá trị mà Nestlé đã thực hiện tại Việt Nam suốt hơn 25 năm qua.

Năm 2020, ghi nhận từ những cam kết và thành tích đạt được cụ thể, Nestlé Việt Nam đã được Cơ quan Liên Hợp Quốc về Bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ (UN Women) trao Giải Thưởng Nguyên Tắc Trao Quyền Cho Phụ Nữ (WEPs) trên hai hạng mục: Bình Đẳng Giới Thông Qua Tham Gia Vào Cộng Đồng và Trong Ngành; Bình Đẳng Giới Tại Nơi Làm Việc – số hạng mục tối đa một công ty được trao giải trong chương trình này.

Mới đây nhất vào tháng 12-2021, Hội đồng Doanh nghiệp vì sự phát triển bền vững Việt Nam (VBCSD), thuộc Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đã phối hợp với Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF); Mạng lưới doanh nghiệp Việt Nam hỗ trợ Phát triển Quyền năng Phụ nữ (VBCWE) tổ chức đánh giá và tôn vinh Nestlé Việt Nam là doanh nghiệp tiêu biểu có cam kết về bình đẳng giới tại nơi làm việc.

Nguồn bài viết