Hà Nội tăng cường rà soát thông tin xấu độc trên mạng xã hội

3 năm trước 840
Chú thích ảnhXử lý thông tin xấu độc trên mạng. Ảnh: TTXVN.

Đồng thời, Sở TTTT Hà Nội phối hợp các doanh nghiệp sở hữu các mạng xã hội trong nước, trang thông tin điện tử tổng hợp để nâng cao hiệu quả tuyên truyền, đưa thông tin về các nhiệm vụ kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của Thành phố lên hệ thống trang thông tin điện tử, mạng xã hội; đẩy lùi tiêu cực. Bên cạnh đó, Sở TTTT Hà Nội tiếp tục phối hợp với các đơn vị liên quan triển khai các giải pháp nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm cộng đồng khi tham gia môi trường mạng.

Trong năm 2020, Sở TTTT Hà Nội tăng cường rà soát hậu kiểm thường xuyên và kịp thời phát hiện các trường hợp vi phạm quy định về hoạt động trang thông tin điện tử tổng hợp, mạng xã hội. Sở TTTT Hà Nội phối hợp với các đơn vị liên quan thuộc Bộ TTTT và ban ngành hữu quan của Hà Nội theo dõi, giám sát thông tin trên mạng xã hội, loại bỏ những thông tin xấu, độc tác động tiêu cực đến cộng đồng… Trong năm 2020, Sở đã thẩm định, đề nghị Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử (Bộ TTTT) xử lý gỡ bỏ 728 video clip trên Youtube, 3 bài viết trên mạng xã hội Facebook có dấu hiệu vi phạm pháp luật. Đồng thời phối hợp cơ quan chức năng rà soát 130 trang thông tin điện tử, 90 tài khoản mạng xã hội đưa thông tin sai sự thật trên môi trường mạng và về dịch COVID-19, xử phạt theo quy định.

Cùng với việc xử lý thông tin sai về dịch COVID-19, trong năm 2020, cả hệ thống chính trị, trong đó có hệ thống thông tin cơ sở vào cuộc đồng bộ, triển khai quyết liệt các biện pháp phòng, chống dịch bệnh COVID-19, trong đó biện pháp thông tin, tuyên truyền tại cơ sở, được Thành phố và nhân dân ghi nhận đã đóng góp hiệu quả cùng cả nước và Thủ đô hạn chế dịch bệnh trong cộng đồng.

“Hà Nội nên nghiên cứu ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong việc triển khai phát thanh qua hệ thống loa tại cơ sở. Thực tế trong đợt phòng chống dịch vừa qua, hệ thống loa cơ sở phát huy hiệu quả tích cực. Việc ứng dụng AI vừa qua triển khai thí điểm tại một số địa phương theo phương thức chỉ đưa bản text để chuyển thành giọng nói, thậm chí chuyển sang tiếng dân tộc tại địa phương đó. Điều này không làm tăng thêm nhân lực. Do đó, Hà Nội cần nghiên cứu triển khai mô hình thí điểm này”, ông Phạm Anh Tuấn, Thứ trưởng Bộ TTTT gợi ý.

Nguồn bài viết