Hà Nội chỉnh trang đô thị sẵn sàng đón khách quốc tế

2 năm trước 209

Chiều 14/3, ông Phạm Tuấn Long, Chủ tịch UBND quận Hoàn Kiếm cho biết, trên địa bàn phường có nhiều điểm du lịch thu hút khách trong và ngoài nước như quảng trường trước Nhà thờ Lớn, phố đi bộ hồ Hoàn Kiếm... Do vậy, để chuẩn bị đón khách du lịch quốc tế, các lực lượng chức năng địa phương chủ động tổ chức tuyên truyền, vận động người dân vệ sinh sạch sẽ, dọn dẹp, trang trí vỉa hè, đường phố... Trong đó, tập trung vào một số nội dung như xây dựng phát triển đô thị văn minh, hiện đại, tiến tới là đô thị thông minh, làm tốt công tác quản lý đô thị; kết hợp hài hòa giữa bảo tồn và phát triển; tiếp tục bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị lịch sử, văn hóa khu phố cổ, khu vực hồ Hoàn Kiếm và phụ cận, khu phố cũ; hoàn thành công tác giãn dân phố cổ Hà Nội.

Video phóng viên ghi nhận công tác chỉnh trang đô thị sẵn sàng đón khách quốc tế tại Hà Nội:

Với đặc thù là một trong những quận trung tâm của TP Hà Nội, quận Hoàn Kiếm luôn gắn công tác đảm bảo trật tự đô thị, trật tự an toàn giao thông, vệ sinh môi trường với kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19; xử lý nghiêm các trường hợp kinh doanh lấn chiếm hè phố, vi phạm về giao thông tĩnh...; tăng cường đảm bảo trật tự an toàn giao thông đường sắt; giải quyết triệt để các điểm, tụ điểm phức tạp. Tập trung triển khai hiệu quả phương án đảm bảo vệ sinh môi trường... nhằm tạo môi trường du lịch xanh, sạch, an toàn.

Bà Đặng Hương Giang, Giám đốc Sở Du lịch Hà Nội cho biết, việc mở cửa để đón khách du lịch là một trong những giải pháp để phục hồi, phát triển du lịch Thủ đô nói riêng và du lịch Việt Nam nói chung. Đối với du lịch nội địa, ngay sau Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022, Hà Nội đã cho phép mở một số dịch vụ và điểm di tích, điển hình là danh thắng chùa Hương.

Đối với khách quốc tế, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đang đề xuất Thủ tướng Chính phủ cho phép mở cửa hoàn toàn từ ngày 31/3. Với TP Hà Nội, dự kiến ngày mai (15/3), thành phố sẽ mở cửa du lịch đón khách quốc tế trở lại.

Theo ông Lê Hồng Thái, Phó Giám đốc Công ty Lữ hành Hanoitourist, vệc phòng, chống dịch luôn là nhiệm vụ hàng đầu, vì điểm đến có an toàn thì khách mới yên tâm du lịch. Hiện tại, thành phố đã có chủ trương mở cửa để phục hồi du lịch trong điều kiện thích ứng an toàn, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19, sẽ là động lực để các doanh nghiệp mạnh dạn xây dựng sản phẩm phù hợp, đặc trưng của Hà Nội cũng như xúc tiến việc đưa - đón khách an toàn.

Chú thích ảnhCông an phường Hàng Trống, quận Hoàn Kiếm tổ chức thực hiện chỉnh trang các tuyến phố, vườn hoa... sẵn sàng đón khách du lịch quốc tế trở lại.Chú thích ảnhBên cạnh việc tuyên truyền nhắc nhở...Chú thích ảnh... Lực lượng chức năng cũng tăng cường tuần tra, xử lý nghiêm các vi phạm trật tự đô thị.Chú thích ảnhĐoàn kiểm tra liên ngành của phường Hàng Gai kiên quyết xoá bỏ banner, băng rôn treo quảng cáo sai quy định trên địa bàn.Chú thích ảnhCông an phường Hàng Trống tháo gỡ, xoá biển quảng cáo vi phạm quy định.Chú thích ảnhThanh tra giao thông TP Hà Nội kết hợp với Công an phường Tràng Tiền ra quân xử lý các vi phạm trên vỉa hè.
Chú thích ảnhCông tác phòng dịch COVID-19 được quận Hoàn Kiếm thường xuyên tăng cường kiểm tra tại các điểm kinh doanh ăn uống, các nhà hàng, dịch vụ...Chú thích ảnhVỉa hè được lực lượng chức năng phường Hàng Gai đảm bảo thông thoáng, an toàn cho người đi bộ và khách du lịch.
Chú thích ảnhQuảng trường trước Nhà Thờ lớn thông thoáng.
Chú thích ảnhHiệp hội Du lịch Hà Nội đề xuất thành phố thiết lập “hành lang du lịch xanh”, xây dựng thêm các liên minh, liên kết du lịch giữa các đơn vị quản lý với hàng không, lữ hành, điểm đến, từ đó xây dựng sản phẩm du lịch chất lượng, giá ưu đãi.
Chú thích ảnhHiện TP Hà Nội đã có chủ trương mở cửa để phục hồi du lịch trong điều kiện thích ứng an toàn, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19.

Trao đổi với báo chí, ông Nguyễn Mạnh Quyền, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội cho biết, trước mắt Hà Nội sẽ đẩy mạnh nâng cấp chất lượng sản phẩm, điểm đến du lịch gắn với di sản - di tích, làng nghề. Các đơn vị chức năng của thành phố đã phối hợp với các đơn vị lữ hành, cơ quan quản lý điểm đến di tích, di sản, từ đó xây dựng, khai thác các sản phẩm du lịch truyền thống; đẩy nhanh tiến độ xây dựng các tuyến phố du lịch ẩm thực đặc sắc, tuyến phố đi bộ theo chủ đề. Đồng thời xây dựng thí điểm một số mô hình phát triển du lịch nông nghiệp, nông thôn, cộng đồng theo hướng du lịch xanh tại các địa phương có tiềm năng và thế mạnh như Ba Vì, Sơn Tây, Mỹ Đức, Sóc Sơn, Thường Tín, Gia Lâm, Đan Phượng…

Nguồn bài viết