Giới nhân viên văn phòng lặng lẽ... giảm việc thời hậu COVID-19

2 năm trước 157
Giới nhân viên văn phòng lặng lẽ... giảm việc thời hậu COVID-19 - Ảnh 1.

Người lao động dần có xu hướng giảm việc từ từ để tránh kiệt sức - Ảnh: Luis Alvarez

Xu hướng này thậm chí đã trở thành một trào lưu được nhắc đến nhiều trên mạng xã hội TikTok. 

Nhiều người đánh giá rằng hiện tượng này chứng tỏ người lao động không cố gắng trong công việc.

Kathy Caprino, một chuyên viên lãnh đạo và sự nghiệp cho phụ nữ ở Connecticut (Mỹ), đồng thời là tác giả của cuốn sách "The Most Powerful You: 7 Bravery-Boosting Paths to Career Bliss" (Tạm dịch: "Bạn mạnh mẽ nhất: 7 con đường thúc đẩy bản lĩnh đến hạnh phúc nghề nghiệp"), cho biết nhận định như vậy là sai. 

"Định nghĩa đúng về lặng lẽ giảm việc là người lao động thôi làm thêm giờ, hoặc những công việc vượt quá những gì họ được thuê mà không có thêm bất kỳ khoản tiền thưởng nào", cô nói.

"Trong 8 tiếng làm việc mỗi ngày và 40 tiếng một tuần, tôi vẫn hoàn thành tốt nhiệm vụ công việc của mình. Tôi chỉ không muốn có thêm căng thẳng từ các công việc bên lề khác", cựu cố vấn kỹ thuật Paige West cũng đã chia sẻ với Đài CNN.

S. Chris Edmonds - người sáng lập và giám đốc điều hành của The Purposeful Culture Group, một công ty tư vấn có trụ sở tại Colorado (Mỹ) - cho biết sự thay đổi mạnh mẽ của lực lượng lao động trong thời kỳ đại dịch COVID-19 đã phần nào đó dẫn đến sự gia tăng của hành vi này. Các công ty đã đẩy thêm trách nhiệm cho nhân viên vì họ đối phó không kịp với các thay đổi trong thời kỳ đại dịch.

"Nhiều người cũng cảm thấy thất vọng khi các nhà quản lý bắt buộc mọi người phải quay lại làm việc trực tiếp. Điều này vô tình tạo ra nhiều áp lực và thất vọng, khiến các nhân viên bỗng dưng cảm thấy kiệt sức trong công việc", Edmonds chia sẻ thêm về vấn đề người lao động từ từ giảm việc. 

Ông cũng cho rằng đây không phải là biện pháp tốt, đồng thời gợi ý một số cách mà người lao động và quản lý có thể áp dụng:

1. Xem xét các ưu tiên

Để thiết lập ranh giới trong công việc, nhân viên cần phải tìm hiểu về ranh giới của bản thân mình trước. 

Hãy tự đặt ra câu hỏi điều gì có ý nghĩa với mình hơn, từ đó xác định ưu tiên của bản thân và những việc cần phải hoàn thành điều gì trong sự nghiệp.

2. Chia sẻ nhu cầu

Sau khi bạn xác định được các ưu tiên, hãy nói chuyện với cấp trên mình để hiểu nhau hơn. Giao tiếp là cách giải quyết tốt nhất.

Lý tưởng làm việc của bản thân nhân viên và người quản lý đôi khi không đồng nhất. Nếu bạn cứ lẳng lặng ngừng thực hiện một số nhiệm vụ vì cảm thấy chúng nằm ngoài phạm vi làm việc, người quản lý có thể cảm thấy nhân viên của mình chểnh mảng.

Cũng như nếu muốn được trả công xứng đáng cho các công việc bổ sung, hãy trình bày với người quản lý để có thể đưa ra hướng giải quyết thỏa đáng.

3. Tiếp cận với nhân viên

Từ góc nhìn của người quản lý, điều quan trọng là phải hiểu cấp dưới và đảm bảo rằng họ cảm thấy được hỗ trợ trong các vai trò tương ứng của mình. Các nhà lãnh đạo nên trò chuyện thường xuyên và xây dựng mối quan hệ tốt với nhân viên của mình, ít nhất là một lần mỗi quý, trực tiếp một đối một. 

Các cuộc trò chuyện có thể mở rộng ra ngoài công việc để bao gồm một số sở thích và ưu tiên cá nhân, vì điều đó thường có thể ảnh hưởng đến cuộc sống công việc của nhân viên cấp dưới.

Thất tình, mua sắm online, cố tỏ ra mình ổn... liệu có giảm Thất tình, mua sắm online, cố tỏ ra mình ổn... liệu có giảm 'đau thương'?

TTO - Tình yêu vốn cũng là một điểm tựa, nên bạn trẻ dễ rơi vào trạng thái chênh vênh khi chia tay.

Nguồn bài viết