Giới thiệu mô hình phát triển bền vững ngành sữa Việt Nam tại hội nghị sữa toàn cầu

2 năm trước 145
Giới thiệu mô hình phát triển bền vững ngành sữa Việt Nam tại hội nghị sữa toàn cầu - Ảnh 1.

Sản phẩm tại trang trại Green Farm của Vinamilk được giới thiệu tại Hội nghị sữa toàn cầu ngày 15-6 ẢNH: Đ.V

Vinamilk là đại diện duy nhất của ngành sữa Việt Nam và khu vực Đông Nam Á được mời để chia sẻ về định hướng phát triển bền vững kể trên và nhận được nhiều đánh giá tích cực.

Đầu tư mạnh cho nông nghiệp bền vững

Tại Hội nghị sữa toàn cầu 2022, đã có hơn 20 bài trình bày, tham luận được chia sẻ đến từ nhiều quốc gia có ngành sữa phát triển, dẫn đầu về các xu hướng tiên tiến trên thế giới, trong đó nổi bật với chủ đề phát triển bền vững.

Theo trình bày của đại diện Liên đoàn sữa thế giới, các khía cạnh về phát triển bền vững như nông nghiệp tái tạo, trung hòa carbon, phúc lợi động vật... đang là các ưu tiên hàng đầu của ngành sữa toàn cầu.

Giới thiệu mô hình phát triển bền vững ngành sữa Việt Nam tại hội nghị sữa toàn cầu - Ảnh 2.

Theo đại diện Liên đoàn sữa thế giới, nông nghiệp tái tạo, trung hòa carbon... đang là các ưu tiên hàng đầu của ngành sữa toàn cầu. ẢNH: L .ANH

Tại Hội nghị, ông Nguyễn Quang Trí - Giám đốc Điều hành Marketing của Vinamilk chia sẻ định hướng của Vinamilk là mang đến những sản phẩm chất lượng và được cao cấp hóa nhờ các giá trị cộng thêm cho khách hàng, trong đó, yếu tố thân thiện môi trường sẽ được Vinamilk đẩy mạnh như sản phẩm Vinamilk Green Farm. Thông qua sản phẩm, Vinamilk hy vọng sẽ truyền tải rõ hơn các thông điệp và cam kết về sự phát triển bền vững đến với khách hàng.

Vinamilk đã xây dựng hệ thống Trang trại sinh thái Vinamilk Green Farm ngay trong 2 năm gặp nhiều tác động vì dịch Covid-19 cũng đã nhận được sự đánh giá cao.  

Theo đại diện Vinamilk, ba trang trại Vinamilk Green Farm đặt tại Tây Ninh, Quảng Nam và Thanh Hóa với tổng vốn đầu tư ban đầu hơn 3.000 tỉ đồng, được xây dựng trên cơ sở các trang trại hiện đại nhất và đạt chuẩn Global G.A.P, có tổng diện tích gần 950 ha, quản lý đàn bò sữa hơn 20.000 con. Giống bò sữa nhập khẩu từ Mỹ, Úc, New Zealand, thuần chủng 100%, đàn bò giúp cung cấp 250 tấn sữa nguyên liệu/ngày, kết hợp với 3 nhà máy hiện đại có công suất lớn, mỗi ngày có khoảng 7 triệu hộp sữa được đưa ra thị trường.

Bên cạnh việc 100% nguồn thức ăn của đàn bò sữa đạt chuẩn Global G.A.P., công nghệ carbon nguyên tử hữu cơ cũng được ứng dụng làm giảm phát thải khí methane và mùi trong chăn nuôi.

Các trang trại Green Farm đều thực hiện canh tác theo phương pháp hữu cơ, không sử dụng phân bón hóa học, không thuốc trừ sâu và ứng dụng vòng tuần hoàn tái tạo đất để quản lý tài nguyên.

Diện tích mảng xanh tại các trang trại Green Farm được duy trì tỷ lệ bao phủ trên 70%. Cây xanh được trồng xung quanh để tạo vành đai sinh học của trang trại, giúp hạn chế các tác động từ môi trường bên ngoài.

Tại Vinamilk Green Farm, nhiệt độ chuồng luôn dưới 28 độ C, không sử dụng hoóc môn tăng trưởng. Tỷ lệ sử dụng năng lượng xanh như từ CNG, Biomass, năng lượng mặt trời thay thế cho các nhiên liệu như xăng, dầu DO/FO,… trong hoạt động sản xuất tại Vinamilk hiện đạt gần 87%, góp phần tích cực vào mục tiêu giảm phát thải CO2.

Giới thiệu mô hình phát triển bền vững ngành sữa Việt Nam tại hội nghị sữa toàn cầu - Ảnh 3.

Tại trang trại Green Farm của Vinamilk ở Thanh Hóa - Ảnh: L.ANH

Góp phần thực hiện mục tiêu phát thải ròng bằng 0

Theo đại diện Vinamilk, Chính phủ Việt Nam đã cam kết giảm phát thải ròng tại COP26, tiến tới bằng 0 vào nằm 2050. Trong lĩnh vực nông nghiệp, với vai trò doanh nghiệp sữa hàng đầu tại Việt Nam, Vinamilk đã thực thi các kế hoạch đẩy nhanh việc thực hiện mục tiêu này.

Đánh giá về mô hình Vinamilk chia sẻ, ông Richard Hall, chủ tịch Hội nghị sữa toàn cầu cho hay "đã học được nhiều về mô hình Green Farm", và đánh giá đây là một mô hình tiên tiến. Nhấn mạnh ấn tượng với các chia sẻ tại hội nghị và đánh giá Vinamilk là một trong những công ty sữa hàng đầu trên thế giới, cũng như là một trong những công ty đang thực hiện những chương trình phát triển bền vững rất tốt, ông Richard Hall thể hiện mong muốn ngày càng nhiều trang trại tại Việt Nam và nhiều nơi tại Châu Á sẽ trở thành những "Green farm" vì đây thực sự là một mô hình rất tiên tiến, cần thúc đẩy nhân rộng.

Ông Trần Quang Trung, Chủ tịch hiệp hội sữa Việt Nam đánh giá xu hướng nông nghiệp bền vững cần đầu tư lớn nhưng mang lại hiệu quả lâu dài, giảm chi phí xã hội. Các trang trại nông nghiệp bền vững giúp giảm chi phí môi trường, lan tỏa tác động tích cực đến sự phát triển của địa phương. Việt Nam cần có chính sách mạnh mẽ hơn khuyến khích, đẩy nhanh các mô hình nông nghiệp phát triển bền vững nói riêng và các ngành khác nói chung, góp phần giảm ô nhiễm, thúc đẩy nền kinh tế phát triển bền vững.

Đảm bảo chuỗi cung ứng cho ngành sữa ở VN

Tại hội nghị sữa toàn cầu, nhiều ý kiến đặt vấn đề về chuỗi cung ứng ngành sữa đang bị ảnh hưởng nặng bởi cuộc xung đột Nga - Ukraina.

Theo ông Nguyễn Quang Trí, khoảng 50% nguyên liệu sữa tại VN vẫn đang được nhập khẩu. Thời gian vừa qua, Vinamilk đã đầu tư mạnh cho chuỗi cung ứng với 2 xí nghiệp kho vận, các trung tâm phân phối. Nên ngay trong thời điểm TP.HCM bị phong tỏa, nhiều công ty sữa không đưa được sữa đến các đơn vị bán lẻ thì Vinamilk vẫn duy trì được chuỗi cung ứng. Vì vậy, hãng này khẳng định đảm bảo sẽ vẫn duy trì và phát triển chuỗi cung ứng của mình.

Tại hội nghị sữa toàn cầu năm nay có sự tham dự của nhiều doanh nghiệp sữa lớn trên thế giới, trong đó có nhiều nhà cung cấp các thành phần quan trọng bổ sung cho sữa, theo ông Trí, đây cũng có cơ hội để củng cố mối quan hệ đối tác để Vinamilk đảm bảo cung ứng.

Nguồn bài viết