Gia nhập lĩnh vực viễn thông, Masan muốn hoàn thiện hệ sinh thái đa trải nghiệm

3 năm trước 321
Gia nhập lĩnh vực viễn thông, Masan muốn hoàn thiện hệ sinh thái đa trải nghiệm - Ảnh 1.

Mục tiêu của "Point of Life" là đáp ứng nhu cầu tiêu dùng hiện tại trên một nền tảng duy nhất, tất cả trong một.

Giao dịch này là một trong những bước đi hiện thực hóa chiến lược "Point of Life" của Masan nhằm số hóa nền tảng tiêu dùng bán lẻ, đem lại tiện ích tối đa cho người tiêu dùng. 

Liên tiếp nhiều thương vụ hợp lực giữa Masan và các thương hiệu Việt giúp cho bức tranh chiến lược "Point of Life" ngày càng rõ nét. Năng lực M&A và triển khai, thực thi chiến lược của Masan được khẳng định qua rất nhiều thương vụ.

Cuối tháng 5-2021 vừa qua, Masan đã chi 15 triệu USD mua 20% cổ phần chuỗi cà phê, trà Phúc Long. Và bây giờ là ngành viễn thông với thương hiệu Reddi của Mobicast đã lọt vào "mắt xanh" của doanh nghiệp này.

Bắt tay doanh nghiệp nội, tận dụng lợi thế nổi trội của Masan để dẫn dắt

Gọi nguồn vốn "khủng" đến từ khối ngoại, bắt tay doanh nghiệp nội để gia tăng sức cạnh tranh, Masan đang góp phần chuyển đổi ngành tiêu dùng - bán lẻ Việt Nam theo hướng hiện đại hóa.

Theo phân tích, các hoạt động tiêu dùng bán lẻ, dịch vụ tài chính, viễn thông, dịch vụ số chiếm tới 80% chi tiêu của người Việt. Mặc dù lĩnh vực viễn thông mà Masan vừa lấn sân đã có nhiều "ông lớn" có bề dày nhiều năm nhưng Masan sẽ tận dụng hệ sinh thái vốn có của mình để nhanh chóng tối ưu hóa chi phí và tốc độ phân phối sản phẩm.

Hiện tại, Masan có khoảng 15 triệu khách hàng từ chuỗi bán lẻ hiện đại VinMart, VinMart+, Techcombank và Phúc Long (đối tác hợp tác của Masan). Ngoài ra, Masan Consumer còn có mối quan hệ mật thiết với hơn 300.000 cửa hàng tạp hóa truyền thống trên cả nước.

Bên cạnh đó, Masan còn giàu kinh nghiệm và đầu tư bài bản trong các hoạt động phát triển sản phẩm và xây dựng thương hiệu. Trong lĩnh vực Tiêu dùng - Bán lẻ, Masan cũng là doanh nghiệp hiểu và tiếp cận được nhiều khách hàng nhất ở mọi lứa tuổi và trên khắp cả nước. 

Những lợi thế nổi trội của Masan kết hợp với nền tảng sẵn có của Mobicast sẽ tạo sức mạnh cộng hưởng để Masan bước những bước đi chắc chắn trong thị trường viễn thông.

Gia nhập lĩnh vực viễn thông, Masan muốn hoàn thiện hệ sinh thái đa trải nghiệm - Ảnh 2.

Mobicast sở hữu mạng di động ảo Reddi với đầu số 055

Nhà khai thác mạng di động ảo (MVNO - Mobile vitual network operator) là một xu hướng kinh doanh di động phổ biến trên thế giới. 

Mô hình này cho phép sử dụng cơ sở hạ tầng di động của nhà khai thác mạng khác để phát triển các dịch vụ mới mang tính tương tác cao, đẩy mạnh giá trị sáng tạo với các dịch vụ tiên tiến. Điều này giúp cho đa dạng hóa, tăng tính cạnh tranh cho thị trường di động vốn bị giới hạn bởi Băng tần sóng.

Mạng di động ảo của Mobicast với thương hiệu Reddi (sử dụng đầu số 055) là mạng di động ảo thứ 2 sau Đông Dương Telecom tại thị trường Việt Nam. Mạng Reddi sẽ tham gia vào phân khúc thị trường với đối tượng khách hàng trẻ, hiện đại, thông qua nền tảng ứng dụng di động (mobile app), đề cao sự tự do trải nghiệm và cá nhân hoá người dùng.

Từ thực tế cho thấy, Masan là doanh nghiệp "mát tay" trong các cuộc mua bán sáp nhập. Các công ty sau mua bán sáp nhật với tập đoàn này đều "ăn nên làm ra", kinh doanh khởi sắc như: Vinacafe Biên Hòa, Bột giặt Net,… 

Rõ ràng sức mạnh cộng hưởng đã được tạo ra khi các doanh nghiệp Việt bắt tay để tăng sức cạnh tranh trên thị trường.

Mô hình CVLife (Convenient Life) đem lại hệ sinh thái đa trải nghiệm

Chuỗi VinMart+ (tên cũ là WinMart) của Masan đang triển khai các cửa hàng với mô hình CV Life (Convenient Life). Theo đó, từ mỗi cửa hàng VinMart+, khách hàng có thể vừa mua hàng hóa thiết yếu vừa dễ dàng mua sắm trà, café take-away Phúc Long, dịch vụ ngân hàng Techcombank.

Mô hình đầu tiên thu hút sự quan tâm của đông đảo khách hàng là cửa hàng VinMart+ kiểu mẫu tại tòa nhà UDIC Riverside 1, Q.Hai Bà Trưng, Hà Nội. Giờ đây, khách hàng lại có thể mua gói viễn thông và nhiều dịch vụ số khác tại các cửa hàng VinMart+ này.

Với vị thế là nhà Tiêu dùng - Bán lẻ hàng đầu Việt Nam, Masan đã tiên phong trong việc thiết lập một không gian bán lẻ, đáp ứng nhiều nhu cầu khác nhau. Đây là một xu hướng tiêu dùng hiện đại và thông minh.

Gia nhập lĩnh vực viễn thông, Masan muốn hoàn thiện hệ sinh thái đa trải nghiệm - Ảnh 3.

Cửa hàng Vinmart+ tích hợp dịch vụ tài chính Techcombank và kiosk Phúc Long

Đến nay, mô hình này tiếp tục thu hút khách hàng ở nhiều lứa tuổi khác nhau, đặc biệt khách hàng trẻ có phong cách sống hiện đại. 

Hiện VinCommerce có gần 50 cửa hàng VinMart+ phục vụ các sản phẩm thức uống trà, café take-away của Phúc Long. Thời gian tới, mô hình này sẽ được nhân rộng, dự kiến đạt hơn 1.000 kiosk Phúc Long tại VinMart+ trong năm nay.

Tầm nhìn của Masan là xây dựng nền tảng tích hợp xuyên suốt từ offline đến online, nhằm phục vụ các sản phẩm và dịch vụ thiết yếu có tần suất sử dụng hàng ngày cho 50 triệu người tiêu dùng Việt Nam vào năm 2025.

Tổng giám đốc Masan Group, ông Danny Le cho biết

Tổng giám đốc Masan Group, ông Danny Le cho biết: "Reddi là mảnh ghép đầu tiên để số hóa Point of Life, từng bước tích hợp các sản phẩm và dịch vụ thiết yếu vào một nền tảng duy nhất. 

Dù chỉ mới ở giai đoạn đầu, Point of Life đã có tất cả các mảng ghép chiến lược cần thiết để thu hút người tiêu dùng với chi phí hiệu quả. Từ đó, giúp người tiêu dùng sử dụng các dịch vụ và sản phẩm với chi phí rẻ hơn so với hiện tại. Đây chính là mục tiêu của chúng tôi khi xây dựng nền tảng này."

Đặt chân tới VinMart/VinMart+, khách hàng được bước vào không gian mua sắm hiện đại với một "hệ sinh thái" gồm cả nhu yếu phẩm thiết yếu, chuỗi F&B, dịch vụ tài chính và đến nay là viễn thông và dịch vụ số. Đây được xem như một điểm đến với nhiều tiện ích, đa trải nghiệm nhằm giúp cho khách hàng tiết kiệm được thời gian và ngân sách mua sắm.

Nguồn bài viết