Eximbank đề xuất chia cổ tức tỉ lệ 18% nhưng không được thông qua

2 năm trước 199
Eximbank đề xuất chia cổ tức tỉ lệ 18% nhưng không được thông qua - Ảnh 1.

Ông Yasuhiro Saitoh - chủ tịch HĐQT ngân hàng Eximbank - phát biểu tại đại hội - Ảnh: NGỌC PHƯỢNG

Lý do đại hội cổ đông Ngân hàng Eximbank kéo dài là do từ năm 2019 đến nay ngân hàng này chưa tổ chức thành công bất kỳ đại hội cổ đông nào, nên đại hội cổ đông lần này dù mang tên là đại hội cổ đông thường niên năm 2021 lần thứ hai nhưng ngoài việc bầu thành viên hội đồng quản trị (HĐQT), ban kiểm soát Eximbank còn phải giải quyết rất nhiều câu chuyện của quá khứ như: báo cáo về hoạt động kinh doanh và tờ trình phân phối lợi nhuận 2018, 2019, 2020, thù lao và ngân sách hoạt động của ban kiểm soát 2019, 2020, 2021, báo cáo của ban kiểm soát các năm này…

Ngoài ra chương trình đại hội cũng đưa vào kiến nghị của hai nhóm cổ đông về việc miễn nhiệm hai thành viên HĐQT nhiệm kỳ VI cũng như tờ trình về chấp thuận đầu tư dự án trụ sở Eximbank tại số 7 Lê Thị Hồng Gấm, Q.1, TP.HCM...

Do vậy phần lớn thời gian của đại hội là đọc các tờ trình. 

Đến 14h30 Eximbank thông báo kết quả danh sách các thành viên trúng cử vào HĐQT nhiệm kỳ VII gồm ông Võ Quang Hiển, ông Nguyễn Hiếu, bà Lê Hồng Anh, ông Đào Phong Trúc Đại, bà Lương Thị Cẩm Tú, bà Đỗ Hà Phương, ông Nguyễn Thanh Hùng. 

Các thành viên đã trúng cử vào ban kiểm soát nhiệm kỳ VII gồm ông Ngô Tony, bà Phạm Thị Mai Phương, ông Trịnh Bảo Quốc.

Theo quy định, Eximbank phải bầu chủ tịch HĐQT mới trong vòng 7 ngày kể từ ngày kết thúc đại hội cổ đông.

Trước đó ông Yasuhiro Saitoh - chủ tịch HĐQT Eximbank - cho hay 3 năm nay ngân hàng không tổ chức được đại hội cổ đông do "thiếu giao tiếp, thấu hiểu nhau giữa các nhóm cổ đông lớn".

Eximbank đề xuất chia cổ tức tỉ lệ 18% nhưng không được thông qua - Ảnh 2.

Eximbank đề xuất chia cổ tức tỉ lệ 18% nhưng không được thông qua - Ảnh: NGỌC PHƯỢNG

Ông cũng cho biết Sumitomo Mitsui Banking Corporation (SMBC) đã giảm bớt lượng nhân viên biệt phái từ đầu năm nay và đã chấm dứt thỏa thuận liên minh, không còn là đối tác chiến lược. Tuy nhiên đơn vị này vẫn còn nắm giữ 15% vốn và sẽ tiếp tục là cổ đông Eximbank trong thời gian tới.

Một thông tin khác nhiều cổ đông quan tâm đó là chia cổ tức. Sau 9 năm không chia cổ tức, Eximbank cũng lần đầu tiên đề xuất chia cổ tức khoảng 18%. 

Lãnh đạo Eximbank cho biết đã tất toán xong toàn bộ trái phiếu VAMC và đủ điều kiện để tiến hành chia cổ tức. Khi có báo cáo tài chính kiểm toán vào cuối tháng 3, ban điều hành sẽ đệ trình cổ đông thông qua phương án phân phối lợi nhuận và tăng vốn trong năm 2022.

Trong năm 2021, Eximbank đã có văn bản báo cáo Ngân hàng Nhà nước và đề xuất chấp thuận cho ngân hàng được chia cổ tức bằng cổ phiếu.

Nếu được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận, HĐQT sẽ trình cổ đông phương án phân phối lợi nhuận cụ thể. Dự kiến, lợi nhuận còn lại lũy kế đến cuối năm theo báo cáo hợp nhất sau khi trừ, trích quỹ khen thưởng, phúc lợi các năm từ 2018 đến 2020 là 2.214 tỉ đồng. Sau khi trừ số cổ phiếu quỹ Eximbank đang nắm giữ, mức cổ tức dự kiến sẽ là 18%.

Tuy nhiên, tờ trình về phương án phân phối lợi nhuận đã không được cổ đông thông qua.

Eximbank đã mua lại trước hạn toàn bộ nợ xấu từ VAMCEximbank đã mua lại trước hạn toàn bộ nợ xấu từ VAMC

Tính đến ngày 31-3-2021, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Xuất Nhập Khẩu Việt Nam (Eximbank) đã hoàn tất việc thanh toán trái phiếu đặc biệt VAMC mệnh giá 8.025 tỉ đồng và xóa sạch nợ xấu gửi tại Công ty quản lý tài sản các tổ chức tín dụng (VAMC).

Nguồn bài viết