Dự trữ ngoại hối toàn cầu giảm kỷ lục lên đến 1.000 tỉ USD

2 năm trước 138
Dự trữ ngoại hối toàn cầu giảm kỷ lục lên đến 1.000 tỉ USD - Ảnh 1.

Dự trữ ngoại hối toàn cầu chỉ còn 12.000 tỉ USD ngày 6-10 - Ảnh: ECONOMIC TIMES

Theo ước tính từ ông Steven Englander - người đứng đầu về nghiên cứu ngoại hối toàn cầu của ngân hàng đa quốc gia Standard Chartered Plc, trong số 1.000 tỉ USD mất mát có hơn một nửa - khoảng 500 tỉ USD - "biến mất" do những thay đổi về định giá.

Khi đồng USD tăng lên mức cao nhất trong hai thập kỷ so với các đồng tiền dự trữ khác, chẳng hạn như đồng euro và đồng yen, các đồng tiền này bị giảm giá trị so với đồng USD.

Tuy nhiên, việc dự trữ ngày càng cạn kiệt cũng phản ánh sự căng thẳng trên thị trường tiền tệ, đang buộc ngày càng nhiều ngân hàng trung ương phải nhúng tay vào cuộc chiến tiền tệ để chống lại sự sụt giá đồng nội tệ.

Ví dụ, kho dự trữ ngoại tệ của Ấn Độ giảm xuống còn 538 tỉ USD, sau khi đã mất 96 tỉ USD trong năm nay.

Ngân hàng trung ương của đất nước này cho biết những thay đổi định giá tài sản chiếm 67% trong sự suy giảm nguồn dự trữ kể từ tháng 4. Còn lại 33% ngoại tệ bị mất do sự can thiệp để nâng đỡ tiền tệ.

Đồng rupee đã mất giá khoảng 9% so với đồng USD trong năm nay và xuống mức thấp kỷ lục vào tháng 9.

Nhật Bản đã chi khoảng 20 tỉ USD vào tháng 9 để làm chậm đà trượt giá của đồng yen trong lần can thiệp đầu tiên, để hỗ trợ đồng tiền này kể từ năm 1998. Sự kiện này khiến Nhật mất khoảng 19% dự trữ trong năm nay.

Một cuộc can thiệp tiền tệ ở Cộng hòa Czech cũng khiến dự trữ ngoại hối của nước này giảm 19% kể từ tháng 2.

Ông Axel Merk, giám đốc đầu tư tại Công ty Merk Investments, cho biết: "Một phần của các vết nứt đang lộ ra và tình trạng suy giảm dự trữ ngoại hối sẽ đến với tốc độ ngày càng tăng".

Mặc dù mức độ suy giảm là bất thường, nhưng thực tế sử dụng ngoại tệ dự trữ để bán ra nhằm bảo vệ đồng nội tệ không phải là điều gì mới.

Các ngân hàng trung ương mua USD và tích trữ dự trữ của họ, để làm chậm sự tăng giá tiền tệ khi dòng vốn nước ngoài tràn vào. Trong những thời điểm tồi tệ, họ bán ra nguồn ngoại tệ dự trữ để làm dịu bớt ảnh hưởng từ việc tháo chạy vốn.

Đến nay, hầu hết các ngân hàng trung ương vẫn có đủ sức mạnh để tiếp tục can thiệp, nếu họ muốn.

Dự trữ ngoại hối của Ấn Độ vẫn cao hơn khoảng 49% so với mức đầu năm 2017 và đủ để thanh toán cho 9 tháng nhập khẩu.

Các ngân hàng trung ương ở các nước Indonesia, Malaysia, Trung Quốc và Thái Lan dự kiến sẽ công bố dữ liệu dự trữ ngoại hối mới nhất của họ vào ngày 7-10 .

Tuy nhiên, đối với những nước khác, nguồn dự trữ ngoại hối đang nhanh chóng cạn kiệt.  Sau khi giảm 42% trong năm nay, 14 tỉ USD dự trữ còn lại của Pakistan không đủ để trang trải cho 3 tháng nhập khẩu.

Ukraine hạ giá đồng nội tệ 25% để bảo vệ dự trữ ngoại hốiUkraine hạ giá đồng nội tệ 25% để bảo vệ dự trữ ngoại hối

TTO - Ngày 21-7, Ngân hàng Trung ương Ukraine thông báo hạ giá đồng hryvnia 25% so với USD để bảo vệ dự trữ ngoại hối khi xung đột với Nga kéo dài.

Nguồn bài viết