Dấu hiệu bán khống Yên, xu hướng giảm USD/JPY vẫn chiếm ưu thế
Phó Thống đốc Ngân hàng Nhật Bản Shinichi Uchida (người có ảnh hưởng lớn) cho biết ngân hàng trung ương sẽ không tăng lãi suất trong bối cảnh thị trường hỗn loạn, và có những dấu hiệu cho thấy các nhà giao dịch đã trở lại với các vị thế bán khống đồng Yên.
Dữ liệu chính thức cho thấy dòng tiền lớn đang chảy, trong đó các nhà đầu tư Nhật Bản đổ nhiều tiền nhất vào trái phiếu dài hạn ở nước ngoài trong 12 tuần trong tuần tính đến ngày 10 tháng 8. Nhưng đồng thời, nhà đầu tư nước ngoài cũng mua ròng trái phiếu ngắn hạn của Nhật Bản sau 8 tuần bán ra liên tiếp. Các nhà đầu tư nước ngoài cũng mua khoảng 3,5 tỷ USD cổ phiếu Nhật Bản, đảo ngược 3 tuần bán ròng.
Do đó, đồng yên Nhật hiện đang ở thế cân bằng và cần thêm một thời gian nữa khi mà các đường hướng chính sách trở nên rõ ràng hơn và nghiêng về một bên nhiều hơn để đánh giá xu hướng đồng Yên một các chính xác. Các nhà giao dịch cần phải kiên nhẫn và đánh giá xem liệu cơ hội tăng giá của đồng Yên có thực sự vững chắc hay không trước khi tiếp tục bán khống USD/JPY.
USD/JPY
USDJPY
hiện vẫn được giao dịch trong phạm vi có lợi cho triển vọng giảm giá trên biểu đồ hàng tuần sau khi phá vỡ cấu trúc tăng bằng cách phá vỡ dưới kênh giá (a).
Tuy nhiên thì đà giảm cũng đang bị giới hạn bởi mức Fibonacci thoái lui 0.50%, mà cũng trên công cụ này nếu USD/JPY phục hồi được lên trên mức Fibonacci thoái lui 0.236% nó mới đủ điều kiện cho một chu kỳ tăng với việc quay trở lại kênh giá (a).
Miễn là USD/JPY vẫn ở dưới kênh giá (a) và đường trung bình động EMA21 thì nó vẫn có triển vọng kỹ thuật hàng tuần nghiêng về khả năng giảm giá. Trong khi đó một khi mức 144.528 bị phá vỡ dưới nó sẽ có xu hướng tiếp tục giảm với mục tiêu sau đó vào khoảng 140.401 điểm giá của Fibonacci thoái lui 0.618%.
Trong thời gian tới, triển vọng kỹ thuật của USD/JPY nghiêng về triển vọng giảm với các mức đáng chú ý như sau.
Hỗ trợ: 144.528 – 140.401
Kháng cự: 148.654 – 152.031
@BestSC