Doanh nghiệp TP.HCM kiến nghị gỡ khó trong vận chuyển hàng hóa

3 năm trước 239
Doanh nghiệp TP.HCM kiến nghị gỡ khó trong vận chuyển hàng hóa - Ảnh 1.

Nhờ áp dụng "3 tại chỗ", nhà xưởng sản xuất gỗ của AA Corporation vẫn duy trì hoạt động thời gian qua - Ảnh: T.P

Tối 16-7, ông Chu Tiến Dũng - chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp TP.HCM (HUBA) - cho biết hiệp hội đã khảo sát hoạt động của các doanh nghiệp sau một ngày áp dụng phương án sản xuất "3 tại chỗ", "một cung đường, hai địa điểm" và vừa gửi văn bản kiến nghị tháo gỡ các vướng mắc đến UBND TP.HCM.

Theo ông Dũng, hiện nhiều doanh nghiệp tuy chưa đủ điều kiện "3 tại chỗ", đang phải tạm ngưng sản xuất, nhưng vẫn đang tìm mọi cách để đáp ứng điều kiện để tái hoạt động, hạn chế đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu.

Trong đó, ông Dũng cho hay nhiều doanh nghiệp có thể bố trí ở, sản xuất tại chỗ nhưng khó khăn về ăn uống tại chỗ, khó đảm bảo an toàn phòng cháy chữa cháy và vệ sinh thực phẩm. Do đó, các doanh nghiệp kiến nghị UBND TP.HCM cho phép doanh nghiệp hợp tác với các nhà hàng, khách sạn ngành để cung ứng suất ăn thường xuyên cho công nhân.

Đối với điều kiện thực hiện "một cung đường, hai địa điểm", ông Dũng cho hay nhiều doanh nghiệp thuê nhiều khách sạn, đón nhiều vị trí. Do đó, các doanh nghiệp kiến nghị thành phố chỉ đạo hiểu về khái niệm "một cung đường, hai địa điểm" theo nghĩa rộng hơn, tức đưa đón công nhân giữa nhà máy và các khu ở tập trung, không dừng dọc đường.

Đối với hoạt động kho bãi, vận chuyển, ông Dũng cho hay hoạt động của các kho bãi và công tác vận chuyển nguyên vật liệu sản xuất, hàng hóa sản xuất gặp rất nhiều khó khăn, nhiều địa phương không cho phép các kho bãi hoạt động. Nhiều trạm kiểm soát nội thành không cho vận chuyển nguyên vật liệu, hàng hóa sau sản xuất đến nơi tiêu thụ vì đánh giá không phải hàng thiết yếu, một số tỉnh ban hành các quy định yêu cầu cách ly đối với người và phương tiện vận chuyển…

Theo ông Dũng, nhà máy duy trì "3 tại chỗ" nhưng không vận chuyển hàng được thì cũng phải ngừng sản xuất.

Do đó, Hiệp hội Doanh nghiệp TP.HCM đã đề nghị TP.HCM với vai trò hạt nhân của khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam đề nghị Chính phủ có chính sách nhất quán và chỉ đạo các tỉnh, thành thống nhất cách thực hiện, các thủ tục kiểm soát lưu thông.

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cũng đề nghị UBND TP.HCM chỉ đạo có sự nhất quán cách thức đánh giá và cấp phép hoạt động cho các doanh nghiệp đáp ứng đủ điều kiện "3 tại chỗ", để doanh nghiệp hoạt động và có cơ sở pháp lý trong việc lưu thông hàng hóa, nguyên liệu được thuận lợi.

Đề xuất duy trì văn phòng điều hành với số lượng tối thiểu

Hiệp hội Doanh nghiệp TP.HCM cho biết việc xét nghiệm nhanh cho người lao động có nơi yêu cầu 7 ngày/lần, song có nơi yêu cầu 3/lần, dẫn đến chưa có sự nhất quán.

Đối với các văn phòng điều hành ngoài nhà máy, các doanh nghiệp kiến nghị UBND TP.HCM cho phép duy trì văn phòng với số lượng nhân viên tối thiểu (không vượt quá 30%) số nhân sự thường xuyên. Theo ông Dũng, doanh nghiệp đề xuất sẽ tự xét nghiệm hoặc thuê dịch vụ xét nghiệm thường xuyên (3 ngày/lần) cho nhân viên tại văn phòng điều hành.

Ngoài ra, các doanh nghiệp cũng kiến nghị tiếp tục ưu tiêm tiêm vắc xin cho người lao động, công nhân ở trong và ngoài các khu công nghiệp.

Nhiều doanh nghiệp ‘3 tại chỗ’ cần hỗ trợ mặt bằng, cung ứng lương thựcNhiều doanh nghiệp ‘3 tại chỗ’ cần hỗ trợ mặt bằng, cung ứng lương thực

TTO - Chiều 15-7, ông Nguyễn Văn Bé - chủ tịch Hiệp hội Các doanh nghiệp khu công nghiệp TP.HCM - cho biết hiệp hội vừa gửi văn bản kiến nghị đến chủ tịch UBND TP.HCM về việc hỗ trợ cấp thiết các doanh nghiệp và nhà máy đang thực hiện '3 tại chỗ'.

Nguồn bài viết