Diễn đàn 'Không thể nói tục như một thói quen': Nhân viên nói tục dễ mất việc

2 năm trước 203
 Nhân viên nói tục dễ mất việc - Ảnh 1.

Sự văn minh trong giao tiếp là một trong những yếu tố vô cùng quan trọng tại các công ty, tập đoàn lớn - Ảnh: KOO

Dưới góc nhìn của một nhà tuyển dụng, chị Lê Nguyễn Ngọc Thanh (tổng giám đốc Adecco Việt Nam) cho rằng mạng xã hội không phải "thước đo" chuẩn mực để một công ty đưa ra quyết định tuyển dụng ứng viên hay không, nhưng là kênh khá quan trọng để họ đánh giá, hiểu thêm ứng viên.

Soi ứng viên qua mạng

Chị Ngọc Thanh nói có thể qua mạng xã hội, nhà tuyển dụng hiểu thêm về tính cách để đánh giá mức độ phù hợp của ứng viên với công việc và môi trường doanh nghiệp. 

"Từ góc độ quản lý rủi ro truyền thông và hình ảnh thương hiệu, nếu ứng viên có những phát ngôn hoặc lan truyền nội dung gây ảnh hưởng tiêu cực đến doanh nghiệp mà bạn ấy đang hoặc đã từng làm việc, khi quyết định tuyển dụng thường sẽ phải cân nhắc", chị Thanh chia sẻ.

Chị Nhật Lệ (phòng truyền thông nội bộ Công ty công nghệ EXE) cho biết những phát ngôn trên mạng xã hội hay trong giao tiếp đời thường của nhân viên không ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác đều thuộc quyền tự do cá nhân, chưa có quy định hoặc xử phạt cụ thể nào. 

Tuy nhiên, nếu cá nhân nào đó thường xuyên văng tục, chửi thề tại nơi làm việc, gây ảnh hưởng đến đồng nghiệp và mọi người xung quanh, họ sẽ bị phê bình, nhắc nhở và nếu tái phạm sẽ bị xem xét kỷ luật.

Còn anh Hoàng Quân (giám đốc truyền thông một công ty nước ngoài) nói cá nhân anh rất kỹ khi dõi theo trang mạng xã hội hoặc "chân dung" ngoài đời của nhân viên thuộc bộ phận mình quản lý. 

"Với ứng viên nộp đơn vào, cùng với coi trang mạng xã hội tôi còn hỏi thêm đồng nghiệp cũ của họ, người quen của cả hai thông qua chức năng "bạn bè chung" xem tác phong có ổn không, có văng tục trong lẫn ngoài giờ làm việc không. Mảng của chúng tôi là một trong những bộ phận tiếp xúc, trực tiếp hoặc gián tiếp "quảng bá" hình ảnh, thông điệp công ty ra bên ngoài, với đối tác nhiều nhất nên những điều trên rất quan trọng", anh Quân phân tích.

Các công ty, tổ chức không chỉ quan tâm năng lực chuyên môn mà còn rất chú ý dõi theo thái độ, kỹ năng giao tiếp, sự văn minh trong lời ăn tiếng nói cả đời thực lẫn trên mạng xã hội của nhân viên, đặc biệt là các bạn trẻ.

Nhiều chuyên gia nhân sự

Thái độ, kỹ năng giao tiếp

"Cảnh cáo, viết kiểm điểm, ghi chú vào hồ sơ đánh giá xếp loại, thậm chí cho nghỉ việc... nếu tái phạm nhiều lần", anh Lê Văn Thắng (giám đốc hành chánh nhân sự hệ thống DOL English) nói về giải pháp của đơn vị trước câu chuyện nhân viên nói tục. Thuộc lĩnh vực giáo dục, yếu tố tài và đức luôn được đặt song song, nhất là khi nhiều học viên ở độ tuổi mới lớn dễ bị tác động, lây nhiễm thói quen xấu.

Với môi trường tại các công ty công nghệ có nhân sự đa số nam giới, việc văng tục, chửi thề đôi khi có thể biện hộ như một phản ứng tự nhiên do căng thẳng, áp lực. Nhưng theo chị Nhật Lệ, thực tế lại tiềm ẩn báo động về văn hóa công ty vì loại "vi rút" độc hại này có khả năng lan truyền rất nhanh. Do đó, để xây dựng một tổ chức lành mạnh, hiện đại và văn minh, không thể không có sự quyết liệt của lãnh đạo và sự chung tay của nhân viên.

Trong khi đó, chị Ngọc Thanh nói quyền riêng tư của nhân viên luôn rất được tôn trọng. Nhân viên được phát các tài liệu hướng dẫn về việc bảo vệ hình ảnh công ty theo tiêu chuẩn quốc tế, tham gia các buổi đào tạo từ khi nhận việc đến xuyên suốt thời gian làm việc để trang bị cho các bạn các quy tắc chuẩn mực đạo đức và ứng xử nghề nghiệp phù hợp. 

"Trường hợp cố tình vi phạm và tái phạm, chúng tôi sẽ xem lại quy trình đào tạo nội bộ, có biện pháp nhắc nhở phù hợp", chị Thanh cho biết.

Diễn đàn Diễn đàn 'Không thể nói tục như một thói quen': Thói quen tạo nên tính cách

TTO - Giữa không gian công cộng mà có quá nhiều ngôn từ kiểu 'thôi đi ba, thôi đi má, con nhỏ đó xạo 'lờ'..." chẳng khác nào một nơi đầy 'rác' ngôn ngữ.

Nguồn bài viết