Cấy chip dưới da để không lo mất giấy tờ

2 năm trước 221
Theo OddityCentral, bác sĩ Volchek thông báo đã cấy chip thẻ ngân hàng vào cánh tay để thanh toán tiền bằng cách vuốt lòng bàn tay thay vì cà thẻ. Việc cấy ghép chip thẻ ngân hàng từng được thực hiện nhiều lần ở Nga nhưng đều thất bại, nên Volchek hy vọng ông sẽ là người đầu tiên trong lịch sử Nga cấy thành công.
Cấy chip dưới da để không lo mất giấy tờ - ảnh 1

Truyền thông Nga gọi ông là "Doctor Chip"

Ảnh chụp màn hình

Dù vậy, đây chỉ là một trong vô số lần bác sĩ Volchek thực hiện ghép chip vào cơ thể, lần đầu tiên vào năm 2014. Ông biết về công nghệ này cách nay gần 10 năm qua một bài báo và hiểu rõ những bộ phận cấy ghép đã được dùng trong thú y từ giữa những năm 2000, nhưng ý tưởng đưa chip vào cơ thể người vẫn còn mới lạ vào thời điểm đó. Khi hay tin những con chip như vậy đang được sản xuất ở Mỹ và Trung Quốc, ông bắt đầu tò mò. Không lâu sau đó, ông quyết định tự mình thử nghiệm công nghệ này.
Truyền thông Nga bắt đầu đưa tin về Doctor Chip vào năm 2017. Lúc đó ông đã cấy hàng loạt chip thay thế thẻ liên lạc nội bộ, thẻ ra vào bệnh viện, thẻ lưu trữ thông tin liên lạc cho phép ông chia sẻ với bất kỳ chiếc smartphone nào nhờ công nghệ NFC (kết nối trường gần), thậm chí ông còn gắn chip lưu lại tất cả mật khẩu của mình mà không cần mã hóa.
Cấy chip dưới da để không lo mất giấy tờ - ảnh 2

Bác sĩ Volchek dùng chip cấy dưới da thay cho thẻ ra vào bệnh viện

Ảnh chụp màn hình YouTube

Volchek giải thích nguyên nhân đằng sau việc cấy chip: "Lúc đi làm, bạn cần rút ví, lấy thẻ, dùng thẻ, cất vào, cố gắng không làm mất. Điều này rất quan trọng vì vợ tôi đã gắn chip sau khi mất 4 tấm thẻ. Thay vào đó, bạn có thể đưa tay trước máy quét, bạn sẽ không cảm thấy cơ sở hạ tầng xung quanh mình. Cuộc sống của bạn sẽ dễ dàng hơn rất nhiều".
Trong những năm qua, từ một người tiên phong cấy ghép chip, Volchek đã trở thành người quảng bá cho "body-hacking" - ám chỉ những người đưa thiết bị công nghệ vào cơ thể để cải thiện cuộc sống. Ông thực hiện thủ thuật cấy ghép cho hơn 200 người khác, bao gồm cả vợ ông. Ông chỉ lấy làm tiếc rằng công nghệ không phát triển nhanh hơn. 4 năm trước, ông từng hứng thú với việc thử nghiệm chip y tế được cấy dưới da để đo đường huyết, nhưng công nghệ lúc đó chưa thể đáp ứng những gì ông muốn thực hiện.
Nguồn bài viết