Theo PhoneArena, điều đầu tiên cần nhớ là thành thích mà HyperCharge mang lại chỉ là dựa vào lý thuyết vì chưa có smartphone nào được chế tạo để hỗ trợ công nghệ này. Sản phẩm mà Xiaomi dùng để tiết lộ là một chiếc Mi 11 tùy chỉnh với pin 4.000 mAh và cho phép sạc pin có dây từ 0 - 100% trong 8 phút.
Đó là thành tích ấn tượng trong ngành công nghiệp sạc trên smartphone. Tuy nhiên, một lưu ý là công suất sạc 200W của HyperCharge dễ bị quá nhiệt. Việc sạc đầy điện thoại chỉ trong 8 phút có thể làm tăng thêm nhiệt đáng kể.
Chưa dừng lại ở đó, dữ liệu phân tích từ My Smart Price cho thấy nếu một người dùng Xiaomi với HyperCharge và chu kỳ sạc đầy mỗi ngày, họ sẽ sử dụng smartphone của mình trong khoảng 2 năm trước khi bị suy giảm. Về cơ bản, đối với những ai muốn chiếc smartphone của mình sử dụng được bền hơn trong khoảng 4 năm, tốt nhất hãy chỉ sử dụng công nghệ HyperCharge trong trường hợp khẩn cấp mà thôi.
Một điều khá thú vị là các chuyên gia cho biết công nghệ HyperCharge sẽ làm giảm dung lượng pin xuống 80% sau 800 chu kỳ sạc/xả, tốt hơn so với mức giảm dung lượng của pin thông thường, vốn xuống 80% sau 500 chu kỳ sạc/xả. Nhưng để tận dụng tối đa thiết bị cầm tay, người dùng cần sử dụng công nghệ này một cách tiết kiệm thay vì lợi dụng nó cho mỗi lần sạc/xả. Nói cách khác, nếu không cần sạc pin siêu nhanh, người dùng cần tránh sử dụng HyperCharge 200W.