Cây xăng lại than bị 'chèn ép' hoa hồng

2 năm trước 161
Cây xăng lại than bị chèn ép hoa hồng - Ảnh 1.

Người dân đổ xăng tại một cây xăng ở quận Phú Nhuận (TP.HCM) - Ảnh: NGỌC PHƯỢNG

Các doanh nghiệp cho hay thông thường khi giá xăng dầu giảm, các doanh nghiệp đầu mối sẽ tăng mức chiết khấu để đẩy hàng tồn kho, có những thời điểm lên đến 1.000 - 2.000 đồng/lít.

Giảm chiết khấu vì đầu mối lỗ

Tuy nhiên liên tiếp những lần giảm giá vừa qua, các cây xăng chỉ được hưởng mức chiết khấu vài trăm đồng/lít. Đến ngày 16-8 chỉ còn khoảng 200 đồng/lít. 

Thậm chí tại một số tỉnh thành phía Nam, mức chiết khấu cho xăng RON95-III và E5 RON92 có thời điểm chỉ còn 68 - 100 đồng/lít.

Ông Nguyễn Anh Lèo - giám đốc Hợp tác xã xe du lịch và vận tải số 4 - cho biết các cây xăng tại TP.HCM của hợp tác xã này đang hưởng mức chiết khấu 250 đồng/lít, trong khi mức có lời phải từ 600 - 700 đồng/lít trở lên. 

Theo ông, có những thời điểm các doanh nghiệp đầu mối cho mức chiết khấu 900 đồng/lít, song thời gian qua liên tục giảm, ngay cả khi giá xăng sắp hạ giá.

Lý giải về thực trạng này, lãnh đạo một doanh nghiệp đầu mối xăng dầu cho biết thực tế khi giá xăng sắp giảm, các doanh nghiệp đầu mối sẽ tăng chiết khấu để xả kho cắt lỗ. 

Tuy nhiên, do thời gian qua các doanh nghiệp đầu mối đã nhập xăng dầu nhiều, đến khi xăng quay đầu hạ giá 5 kỳ liên tiếp với tổng mức giảm hơn 8.000 đồng/lít khiến các doanh nghiệp tồn hàng phải chịu lỗ khá lớn với các lô hàng đã nhập.

Riêng doanh nghiệp này, cứ mỗi lít xăng bán ra đã lỗ 5.000 - 6.000 đồng. Do đó để giảm bớt lỗ, các doanh nghiệp phải hạ bớt mức hoa hồng cho các cây xăng để "chia sẻ khó khăn".

Doanh nghiệp nhỏ khó tìm nguồn cung

Bên cạnh đó do một số doanh nghiệp bị tước giấy phép nhập khẩu xăng dầu kể từ tháng 7, và không ít doanh nghiệp bị xử phạt liên quan đến việc kinh doanh xăng dầu nên nguồn cung từ các đầu mối này gián đoạn. 

Các cây xăng trước đây nhập từ các đầu mối này phải quay sang tìm các nguồn cung mới, trong khi các doanh nghiệp đầu mối lại không tăng chiết khấu cho "khách vãng lai". 

"Hiện các doanh nghiệp đầu mối nhỏ, tài chính không ổn định khó vay ngân hàng để nhập khẩu, khó nhập hàng, nguồn cung mới không có, trong khi doanh nghiệp lớn còn hàng mà lại hàng có giá nhập khẩu khá cao nên chiết khấu giảm mạnh", vị này nói.

Theo vị lãnh đạo này, thời gian qua có thực trạng các doanh nghiệp đầu mối nhỏ bán dưới giá thành để quay dòng vốn vì mục đích kinh doanh tài chính nên việc siết tín dụng cũng là cơ hội để thanh lọc thị trường.

Giá trong nước có thể tăng

Theo lãnh đạo một doanh nghiệp đầu mối phía Nam, giá xăng dầu tại thị trường Singapore thời gian qua đã cao hơn giá bán lẻ trong nước khoảng 600 - 700 đồng/lít, song 2 ngày qua lại giảm giá, hiện chỉ chênh lệch ở mức cao hơn giá bán lẻ trong nước khoảng 200 đồng/lít đối với xăng và 400 đồng/lít đối với dầu DO.

Với mức giá này, nếu nhập mới, các cây xăng sẽ được hưởng mức chiết khấu hợp lý khoảng 1.000 đồng/lít xăng và 800 đồng/lít dầu. Tuy nhiên, do phần lớn các doanh nghiệp đầu mối đều bán hàng tồn nên chiết khấu duy trì mức thấp.

Tước giấy phép sau thanh tra với 7 doanh nghiệp xăng dầuTước giấy phép sau thanh tra với 7 doanh nghiệp xăng dầu

TTO - Tối 12-8, trao đổi với Tuổi Trẻ Online, một lãnh đạo Tổng cục Quản lý thị trường cho biết việc tước giấy phép 7 doanh nghiệp đầu mối là rút quyền sử dụng giấy phép xuất nhập khẩu, chứ không phải là dừng toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp.

Nguồn bài viết