Cuộc đua điện gió: 84 dự án về đích, 62 dự án không kịp bán điện giờ chót

3 năm trước 240
 84 dự án về đích, 62 dự án không kịp bán điện giờ chót - Ảnh 1.

Dự án điện gió Đông Hải 1 với công suất 100 MW là một trong 84 dự án đã kịp vận hành thương mại - Ảnh: NGỌC HIỂN

Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) vừa báo cáo Bộ Công thương về kết quả COD các dự án điện gió đến hết ngày 31-10-2021.

Theo đó, danh tính các dự án về đích kịp tiến độ đã lộ diện với các dự án trên bờ, dưới biển trải dài từ Quảng Bình vào Cà Mau.

Cụ thể, số dự án đã vận hành thương mại là 84 dự án với tổng công suất hơn 3.980 MW, trong đó có 15 dự án đã vận hành thương mại một phần với tổng công suất hơn 325 MW.

Đối chiếu với số dự án đã ký hợp đồng mua bán điện với EVN là 146 dự án với tổng công suất hơn 8.170 MW, hiện có đến 62 dự án với tổng công suất trên 3.479 MW không kịp về đích để vận hành thương mại trước ngày 1-11-2021.

Như vậy, số dự án điện gió xây dựng và bán điện cho EVN để hưởng giá bán điện ưu đãi theo quyết định 39 thấp hơn nhiều so với số lượng dự án điện gió được bổ sung quy hoạch (11.800 MW).

Theo EVN, các chủ đầu tư đều thống nhất đưa vào thỏa thuận đấu nối điều khoản yêu cầu các chủ đầu tư thực hiện giảm hoặc dừng công suất nhà máy khi có quá tải lưới điện hoặc thừa nguồn và các hợp đồng mua bán điện đều bổ sung yêu cầu này.

Theo quyết định 39 (hết hiệu lực sau ngày 31-10), dự án vận hành thương mại trước ngày 1-11-2021 sẽ hưởng giá bán điện ưu đãi 8,5 cent/kWh (1.927 đồng) với điện gió trên đất liền và 9,8 cent/kWh (2.223 đồng) với điện gió ngoài khơi trong thời gian 20 năm.

 84 dự án về đích, 62 dự án không kịp bán điện giờ chót - Ảnh 2.

Danh tính 84 dự án đã vận hành thương mại kịp tiến độ - Nguồn: EVN

Trong số các địa phương triển khai dự án điện gió, Quảng Trị là một trong những tỉnh dẫn đầu cả nước về số lượng dự án điện gió kịp vận hành thương mại, còn dự án có công suất lớn nhất là dự án nhà máy điện gió Ea Nam 400 MW tại Đắk Lắk.

Theo Bộ Công thương, bộ này sẽ không xem xét gia hạn hay kiến nghị Chính phủ gia hạn giá ưu đãi cố định (giá FIT) với các dự án điện gió vận hành sau ngày 31-10.

Đối với các dự án đang xây dựng nhưng bị ảnh hưởng bởi COVID-19, bộ sẽ có cơ chế xử lý chuyển tiếp song không áp dụng giá FIT và các dự án xây dựng sau ngày 31-10 sẽ áp dụng cơ chế đấu thầu.

 84 dự án về đích, 62 dự án không kịp bán điện giờ chót - Ảnh 3.

Các dự án không kịp vận hành thương mại trước ngày 1-11 - Nguồn: EVN

 84 dự án về đích, 62 dự án không kịp bán điện giờ chót - Ảnh 4.

Danh tính các dự án chỉ bán điện một phần công suất nhà máy - Nguồn: EVN

Điện gió Điện gió 'kêu cứu', xin đường lùi

TTO - Chỉ còn hơn 10 ngày nữa là sẽ hết hạn giá ưu đãi cho điện gió. Các dự án vận hành từ ngày 1-11-2021 sẽ hết cơ hội hưởng mức giá cố định. Hàng loạt doanh nghiệp bức xúc, lo lắng vì việc chậm tiến độ không phải do họ mà vì bị giãn cách xã hội.

Nguồn bài viết