Châu Âu bật đèn xanh cho vắc xin AstraZeneca, kiểm soát xuất khẩu vắc xin

3 năm trước 824
Châu Âu bật đèn xanh cho vắc xin AstraZeneca, kiểm soát xuất khẩu vắc xin - Ảnh 1.

Người dân được tiêm ngừa COVID-19 tại Anh ngày 29-1 - Ảnh: REUTERS

Hãng tin AFP ngày 29-1 dẫn tuyên bố của EMA cho biết vắc xin của AstraZeneca đạt hiệu quả khoảng 60% trên các thử nghiệm dùng để đưa ra quyết định. Theo đó, cơ quan này đề xuất các nước châu Âu thông qua việc sử dụng vắc xin của AstraZeneca trên các đối tượng từ 18 tuổi trở lên.

EMA cho biết dù chưa có đủ kết quả đối với nhóm người trên 55 tuổi nhưng loại vắc xin này được kỳ vọng sẽ hiệu quả, dựa trên việc tạo ra được phản ứng miễn dịch trên các đối tượng này và kinh nghiệm đối với các loại vắc xin khác.

Trước đó, các nước châu Âu đã thông qua vắc xin của Pfizer-BioNTech và Moderna.

Vắc xin của AstraZeneca được chia thành 2 liều, tiêm cách nhau từ 4 đến 12 tuần. Châu Âu đã đạt thỏa thuận mua 400 triệu liều vắc xin của hãng này.

Bà Emer Cooke, lãnh đạo EMA, cũng cho biết cơ quan này hy vọng hãng dược khác là Johnson and Johnson sẽ sớm nộp đơn xin cấp phép trong thời gian tới.

Hãng dược Mỹ ngày 29-1 thông báo vắc xin COVID-19 do hãng này phát triển có hiệu quả phòng ngừa 72% trong cuộc thử nghiệm ở Mỹ và 66% trên toàn cầu. Đây là kết quả chương trình thử nghiệm quy mô lớn được tiến hành ở 3 châu lục và với nhiều biến thể khác nhau của virus SARS-CoV-2.

Hiệu quả ngăn ngừa của vắc xin của Johnson and Johnson thấp hơn đáng kể so với hiệu quả ngăn ngừa tới 95% của hai loại vắc xin do Pfizer/BioNTech và Moderna phát triển. Tuy nhiên, các cuộc thử nghiệm của hai hãng này được thực hiện ở quy mô nhỏ hơn, chủ yếu ở Mỹ, và lúc đó các biến thể mới chưa lây lan mạnh như hiện nay.

Trong khi đó, Ủy ban châu Âu (EC) ngày 29-1 cho biết đã thống nhất kế hoạch kiểm soát xuất khẩu vắc xin từ Liên minh châu Âu (EU) và Anh nhằm đảm bảo đủ nguồn cung.

Hãng tin Reuters dẫn lời Ủy viên thương mại châu Âu Valdis Dombrovskis cho biết việc kiểm soát này sẽ kéo dài đến giữa tháng 3-2021 và áp dụng đối với những loại vắc xin mà EU đã đặt mua trước. Theo đó, khu vực này có thể ngăn xuất khẩu vắc xin nếu xác định nguồn cung của mình bị ảnh hưởng.

"Đây là một chính sách bảo hiểm", Ủy viên y tế châu Âu Stella Kyriakides nói. Tuy nhiên, EC khẳng định đây không phải là lệnh cấm xuất khẩu vắc xin.

EU có thể ngăn xuất khẩu hàng triệu liều vắc xin COVID-19 sang AnhEU có thể ngăn xuất khẩu hàng triệu liều vắc xin COVID-19 sang Anh

TTO - Ủy ban châu Âu cho biết để ứng phó với tình trạng thiếu vắc xin COVID-19 tại một số nước thành viên, Liên minh châu Âu (EU) có thể áp dụng cơ chế mới ngăn không cho xuất khẩu hàng triệu liều vắc xin từ EU sang Anh.

Nguồn bài viết