Châu Á kỳ thị nhất với người nhiễm HIV/AIDS ở chỗ làm

2 năm trước 205
Châu Á kỳ thị nhất với người nhiễm HIV/AIDS ở chỗ làm - Ảnh 1.

Trẻ em tham gia chiến dịch nâng cao nhận thức về HIV/AIDS nhân ngày Thế giới phòng chống AIDS ở Kolkata, Ấn Độ, ngày 1-12 - Ảnh: REUTERS

Báo cáo do Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) và Công ty nghiên cứu và thăm dò dư luận Gallup International phối hợp thực hiện cho thấy tình trạng kỳ thị và phân biệt đối xử liên quan đến HIV vẫn tồn tại dai dẳng trong môi trường lao động.

Gần 40% người được phỏng vấn cho rằng không nên cho phép những người có HIV làm việc trực tiếp với những người không bị nhiễm. Cứ 10 người được hỏi thì có tới 6 người ủng hộ việc bắt buộc xét nghiệm HIV trước khi cho phép đi làm.

Nghiên cứu cho thấy việc thiếu kiến thức về lây truyền HIV là nguyên nhân dẫn đến thái độ kỳ thị và phân biệt đối xử.

Cứ trong 2 người thì chỉ có 1 người biết HIV không thể lây truyền khi sử dụng chung một nhà vệ sinh và chỉ có một phần tư số người được hỏi trả lời chính xác về cách thức HIV lây truyền như thế nào.

Những lầm tưởng và quan niệm sai lầm vẫn tồn tại dai dẳng và góp phần dẫn đến kỳ thị và phân biệt đối xử.

Thông tin xây dựng báo cáo được thu thập từ hơn 55.000 người từ 50 quốc gia trên toàn thế giới. Quan điểm của các khu vực về vấn đề này khá khác nhau.

Châu Á và Thái Bình Dương là khu vực có tỉ lệ thấp nhất chấp nhận trực tiếp làm việc với người nhiễm HIV (chỉ 40% người được phỏng vấn cho rằng nên cho phép người có HIV làm việc với người không bị nhiễm), tiếp đó là Trung Đông và Bắc Phi (42%).

Những khu vực có thái độ tích cực nhất là Đông Phi và Nam Phi. Theo đó, gần 90% người được phỏng vấn cho biết nên cho phép làm việc trực tiếp với người nhiễm HIV.

 Cứ 14 người tiêm đủ vắc xin sẽ thêm 1 việc làmILO: Cứ 14 người tiêm đủ vắc xin sẽ thêm 1 việc làm

TTO - Ngày 27-10, Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) công bố báo cáo về tác động của đại dịch COVID-19 tới thị trường lao động, nhấn mạnh việc tiêm đủ vắc xin hứa hẹn tạo ra nhiều việc làm hơn.

Nguồn bài viết