Châu Á chưa mấy mặn mà với dự luật thắt chặt quản lý AI của EU

9 tháng trước 45
Chú thích ảnhRobot tích hợp AI có thể tự mình sản xuất tin tức. Ảnh: Getty Images

Tuy nhiên, các nguồn tin thân cận tiết lộ các chính phủ châu Á tỏ ra không mấy mặn mà với những nỗ lực thuyết phục này của châu Âu.

EU và các quốc gia thành viên đã cử nhiều quan chức đến đàm phán về quản lý việc sử dụng AI với ít nhất 10 quốc gia châu Á, bao gồm Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore và Philippines.

Mục tiêu là đưa Đạo luật AI do khối đề xuất trở thành một chuẩn mực toàn cầu trong lĩnh vực công nghệ đang phát triển mạnh này, giống như cách luật bảo vệ dữ liệu trước đây đã giúp hình thành các tiêu chuẩn về quyền riêng tư trên toàn cầu.

Song nhiều quốc gia châu Á ủng hộ cách tiếp cận "chờ và xem" hoặc đang hướng tới một cơ chế quản lý linh hoạt hơn.

Một quan chức của Singapore - một trong những trung tâm công nghệ hàng đầu châu Á - muốn theo dõi xem công nghệ này sẽ phát triển ra sao trước khi điều chỉnh các quy định trong nước. Các quan chức từ Singapore và Philippines đều bày tỏ lo ngại rằng việc thay đổi quy định quá vội vàng có thể kìm hãm sức đổi mới sáng tạo của lĩnh vực AI.

Các nước Đông Nam Á cũng đang xây dựng các hướng dẫn tự nguyện liên quan tới quản lý lĩnh vực AI. Về phần mình, Nhật Bản đang nghiêng về áp dụng các quy tắc nhẹ nhàng hơn so với cách tiếp cận nghiêm ngặt do EU ủng hộ. Nhật Bản đang kỳ vọng công nghệ AI sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và đưa nước này trở thành quốc gia dẫn đầu về chip tiên tiến.

Nỗ lực vận động ở châu Á là một phần trong nỗ lực toàn cầu của EU, bao gồm cả những cuộc đàm phán với các quốc gia như Canada, Thổ Nhĩ Kỳ và Israel.

Các quan chức từ EU vẫn bày tỏ sự lạc quan rằng họ có thể tìm thấy điểm chung với các đối tác quốc tế để thúc đẩy hợp tác trong các công nghệ, bao gồm cả AI. Tới hiện tại, phía EU đã ký kết "quan hệ đối tác kỹ thuật số" với Nhật Bản, Hàn Quốc và Singapore.

Sự phát triển mạnh mẽ của AI được kỳ vọng sẽ là một bước đột phá mở ra một kỷ nguyên tiến bộ nhanh chóng của khoa học và công nghệ, đồng thời cách mạng hóa tất cả các khía cạnh hoạt động của con người. Tuy nhiên, công nghệ này cũng được coi là một mối đe dọa hiện hữu.

Các nhà lập pháp EU hồi tháng Sáu đã thông qua một bộ quy tắc dự thảo tiên phong về quản lý lĩnh vực AI. Dự thảo sẽ buộc các công ty như OpenAI (nhà điều hành ứng dụng đình đám) ChatGPT công khai những nội dung do AI tạo ra, giúp phân biệt giữa hình ảnh bị làm giả bằng công nghệ deep fake với hình ảnh thật, cũng như đảm bảo họ phải thực hiện biện pháp chống lại các nội dung bất hợp pháp. Luật được đề xuất dự kiến cũng đưa ra những khoản phạt tài chính đối với các vi phạm.

Tuy nhiên, dự luật đã vấp phải sự phản đối từ các công ty công nghệ. 160 giám đốc điều hành hồi tháng trước đã cùng ký vào một lá thư có nội dung cảnh báo dự luật có thể gây nguy hiểm cho khả năng cạnh tranh, đầu tư và đổi mới của châu Âu.

Nguồn bài viết