Chán bon chen, giới trẻ Trung Quốc chọn lối sống không cạnh tranh

3 năm trước 275
Chán bon chen, giới trẻ Trung Quốc chọn lối sống không cạnh tranh - Ảnh 1.

Tấm ảnh sinh viên Đại học Thanh Hoa vừa đạp xe vừa xem máy tính - Ảnh: WEIBO

Công thức này không còn đúng nữa khi hàng triệu người trẻ ở Trung Quốc chán nản với vòng xoáy cạnh tranh vô tận này.

Thế hệ Neijuan

Từ Neijuan trở thành "trend" (xu hướng) mới sau khi hình ảnh một sinh viên của Đại học Thanh Hoa vừa chạy xe vừa phải xem máy tính lan truyền trên mạng.

Từ này đã được đưa vào từ điển tiếng Trung, mô tả các nỗ lực để giỏi giang hơn người khác dù hành động này thực chất không đem lại kết quả tích cực.

Hiện nay, từ này nói đến trạng thái quá tải do phải học hành, thi cử, phấn đấu cật lực...

Học hành, làm việc đến kiệt sức là chuyện không mới với thế hệ trẻ Trung Quốc. Theo Đài BBC, giới trẻ được cổ vũ rằng công thức 996 - làm từ 9 giờ sáng đến 9 giờ tối, 6 ngày một tuần là khuôn vàng thước ngọc cho thành công.

Tỉ phú Jack Ma, người sáng lập đế chế thương mại điện tử Alibaba, là người ủng hộ mạnh mẽ cho khuôn thước này.

Xu hướng Tang Ping

Tuy nhiên, nhiều người trẻ ở Trung Quốc bất mãn với cuộc sống chỉ biết cắm đầu vào công việc và chọn sống theo xu hướng "tang ping".

"Tang ping" trong tiếng Trung Quốc có nghĩa đen là "nằm thẳng", được hiểu là không nỗ lực, không làm việc quá sức, bằng lòng với hiện tại.

Giáo sư Biao Xiang của Đại học Oxford, Anh, cho rằng xu hướng này cho thấy mong muốn "từ bỏ các cuộc thi vô nghĩa" mà thế hệ trẻ phải cày bừa ở trường học, và xã hội cần phải suy nghĩ lại về các mô hình thành công cũ.

Dĩ nhiên, dù được một bộ phận giới trẻ ủng hộ, xu hướng này khó được xã hội Trung Quốc chấp nhận vì đi ngược lại các giá trị phổ biến.

Trong một bài phát biểu năm 2018, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình khẳng định kỷ nguyên mới "thuộc về những người làm việc chăm chỉ", và "hạnh phúc chỉ có thể đạt được thông qua những nỗ lực tuyệt vời".

Báo chí chính thống ở Trung Quốc thẳng thừng phê phán xu hướng "nằm thẳng", cho rằng nó có thể ảnh hưởng đến nền kinh tế, xã hội nói chung và đây là lối sống "đáng xấu hổ".

Giáo sư Biao Xiang nhận định, bất chấp chỉ trích, xu hướng "nằm thẳng" sẽ tồn tại, ít nhất là trong vòng 5-10 năm tới.

Những người ủng hộ lối sống này cho biết họ muốn "ưu tiên sự bình yên cho cơ thể và tâm hồn", chấp nhận khuyết điểm của bản thân thay vì cố gắng thay đổi, không đánh đồng tiền bạc với hạnh phúc, và từ chối những nỗ lực vô ích.

Tỉ lệ thất nghiệp vượt 13%, giới trẻ Trung Quốc chật vật tìm việc làmTỉ lệ thất nghiệp vượt 13%, giới trẻ Trung Quốc chật vật tìm việc làm

Tỉ lệ thất nghiệp đối với người ở độ tuổi từ 16-24 tuổi trong tháng 2 vừa qua tại Trung Quốc là 13,1%, vượt xa tỉ lệ thất nghiệp ở đô thị trên toàn quốc là 5,5%.

Nguồn bài viết