Chuyển đổi ngành nghề có được hỗ trợ đào tạo lại từ gói hỗ trợ 26.000 tỷ đồng?

3 năm trước 278
Chú thích ảnhĐào tạo lại nghề là nhu cầu của nhiều của doanh nghiệp và lao động.

Về vấn đề này, báo Tin tức thông tin như sau:

Theo Quyết định 23/2021/QĐ-TTg thực hiện chính sách hỗ trợ người gặp khó khăn do COVID-19 thuộc gói 26.000 tỷ đồng, từ Điều 9 đến Điều 12 quy định, hướng dẫn điều kiện, quy trình hỗ trợ doanh nghiệp đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động.

Theo đó, doanh nghiệp làm, nộp hồ sơ đề nghị hỗ trợ đào tạo lại nghề trong thời gian từ ngày 1/7/2021 đến hết ngày 30/6/2022.

Doanh nghiệp được hỗ trợ khi có đủ các điều kiện sau:

-Đóng đủ bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên tính đến thời điểm đề nghị hỗ trợ.

-Phải thay đổi cơ cấu, công nghệ theo quy định tại khoản 1 Điều 42 Bộ luật Lao động.

-Có doanh thu của quý liền kề trước thời điểm đề nghị hỗ trợ giảm từ 10% trở lên so với doanh thu cùng kỳ năm 2019 hoặc năm 2020.

-Có phương án hoặc phối hợp với cơ sở giáo dục nghề nghiệp có phương án đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động theo Mẫu số 02 tại Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định này.

Về mức hỗ trợ đào tạo lại nghề: Tối đa 1.500.000 đồng/người lao động/tháng. Mức hỗ trợ cụ thể được tính theo thời gian học thực tế của từng nghề hoặc từng khóa học. Trường hợp khóa đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề có những ngày lẻ không đủ tháng thì được tính theo nguyên tắc: Dưới 15 ngày tính là 1/2 tháng, từ đủ 15 ngày trở lên tính là 1 tháng để xác định mức hỗ trợ.

Đối với khóa đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề có mức chi phí cao hơn mức hỗ trợ theo quy định tại khoản này thì phần vượt quá mức hỗ trợ do người sử dụng lao động tự chi trả. Thời gian hỗ trợ đào tạo lại nghề tối đa là 6 tháng và chi trả trực tiếp cho doanh nghiệp.

Như vậy, công ty bạn thực hiện tái cơ cấu, chuyển đổi công việc cho lao động sẽ được hỗ trợ đào tạo lại nghề từ nguồn kinh phí Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp theo Nghị quyết 68.

Hồ sơ đề nghị đào tạo nghề cần có: Văn bản đề nghị hỗ trợ kinh phí đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động và kê khai về doanh thu của quý liền kề trước thời điểm đề nghị hỗ trợ giảm từ 10% trở lên so với cùng kỳ năm 2019 hoặc năm 2020 theo mẫu; Văn bản của doanh nghiệp về việc thay đổi cơ cấu, công nghệ; Phương án đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm; Xác nhận của cơ quan bảo hiểm xã hội về việc doanh nghiệp đóng đủ bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động từ đủ 12 tháng trở lên tính đến thời điểm đề nghị hỗ trợ.

Về quy trình, doanh nghiệp hoàn tất hồ sơ theo quy định, sau đó xin xác nhận từ Bảo hiểm xã hội địa phương về việc người lao động có đóng đủ bảo hiểm thất nghiệp rồi gửi sang Sở LĐTBXH nơi đặt trụ sở chính của doanh nghiệp.

Nguồn bài viết