Chiếc răng giúp phát hiện bí ẩn lớn nhất trong quá trình tiến hóa của loài người

1 năm trước 180
Chiếc răng giúp phát hiện bí ẩn lớn nhất trong quá trình tiến hóa của loài người - Ảnh 1.

Các nhà khoa học bắt đầu khám phá hang Cobra từ năm 2018 - Ảnh: FABRICE DEMETER

Các nhà nghiên cứu tin rằng chiếc răng thuộc về một cô bé sống cách đây ít nhất 130.000 năm và có khả năng là người Denisovan - một nhóm người sơ khai bí ẩn được xác định lần đầu tiên vào năm 2010.

Chiếc răng được các nhà khảo cổ phát hiện ở hang Cobra, cách thủ đô Vientiane của Lào 260km về phía bắc, nơi họ bắt đầu khai quật vào năm 2018.

Nghiên cứu, được công bố trên tạp chí Nature Communications hôm 17-5, ước tính chiếc răng hàm khoảng 131.000 - 164.000 năm tuổi. Việc xác định tuổi răng dựa trên phân tích trầm tích hang động, xác định niên đại của ba bộ xương động vật được tìm thấy trong cùng một lớp, và tuổi của đá hóa thạch bên trên chiếc răng.

Răng hàm dưới mới được phát hiện là bằng chứng hóa thạch đầu tiên của người Denisovan ở Đông Nam Á và có thể giúp gỡ rối một câu đố đã khiến các chuyên gia về quá trình tiến hóa của loài người bế tắc từ lâu.

Theo Đài CNN, những khám phá mới làm thay đổi cơ bản bức tranh về sự tiến hóa của loài người chỉ từ châu Phi.

Chiếc răng giúp phát hiện bí ẩn lớn nhất trong quá trình tiến hóa của loài người - Ảnh 2.

Chiếc răng hàm được tìm thấy trong hang Cobra ở đông bắc Lào - Ảnh: FABRICE DEMETER

Hóa thạch Denisovan cuối cùng duy nhất được tìm thấy ở Bắc Á - trong hang động Denisova cùng tên trên dãy núi Altai của Siberia (Nga). Tuy nhiên, bằng chứng di truyền đã gắn chặt con người cổ đại nhất với những nơi xa hơn về phía nam như Philippines, Papua New Guinea và Úc.

Tác giả nghiên cứu Clément Zanolli, nhà nghiên cứu về cổ sinh vật học tại Trung tâm Nghiên cứu khoa học quốc gia Pháp (CNRS), cho biết: "Điều này chứng tỏ rằng người Denisovan có thể cũng có mặt ở Đông Nam Á".

Nhà cổ sinh vật học Fabrice Demeter, Trung tâm địa lý học thuộc Quỹ Lundbeck của Đại học Copenhagen (Đan Mạch), cho biết: "Đây là lần đầu tiên Denisovan được tìm thấy ở một vùng khí hậu ấm áp".

"Điều đó có nghĩa là họ đã thích nghi với những môi trường khí hậu khác nhau, từ những vùng lạnh giá trên núi cao đến những vùng nhiệt đới và có độ cao thấp. Về mặt này, họ cũng giống những con người hiện đại chúng ta", ông Demeter chia sẻ thêm.

Các nhà nghiên cứu đã so sánh các đường gờ và vết lõm trên răng với những chiếc răng hóa thạch khác của người cổ đại và nhận thấy nó không giống với răng của Homo sapiens hoặc Homo erectus - loài người cổ đại đầu tiên đi bộ với dáng đi thẳng đứng mà người ta tìm thấy trên khắp châu Á.

Chiếc răng ở hang động Lào gần giống nhất với chiếc răng trong xương hàm Denisovan được tìm thấy trên cao nguyên Tây Tạng, Trung Quốc.

Bà Katerina Douka, khoa nhân chủng học tiến hóa tại Đại học Vienna (Áo), cho biết không có DNA nào được lấy ra từ xương hàm hóa thạch, mà chỉ có bằng chứng protein "mỏng" để xác định là người Denisovan. 

Các tác giả nghiên cứu cho biết họ dự định thử và trích xuất DNA cổ đại từ chiếc răng để đưa ra câu trả lời chắc chắn hơn. Tuy nhiên, do khí hậu ấm áp khiến DNA khó bảo quản tốt, nên cần thêm thời gian.

Theo báo South China Morning Post (SCMP), chiếc răng là một trong số ít di vật khảo cổ còn sót lại trên thế giới của người Denisovan, dòng dõi "chị - em" với người Neanderthals - một chủng người gần gũi của loài người hiện đại Homo sapiens.

Nghiên cứu về bộ gene đã chỉ ra loài Homo sapiens đã lai tạo với người Denisovan cách đây 30.000 năm. Tổ tiên chung của người Denisovan, người Neanderthals và người Homo sapiens được cho là đã sống ở châu Phi cách đây 700.000 năm đến 500.000 năm.

Phát hiện các dấu tay hơn 1.200 năm tuổi trong hang động tại MexicoPhát hiện các dấu tay hơn 1.200 năm tuổi trong hang động tại Mexico

Các dấu tay bằng kích thước bàn tay trẻ em là dấu tích của một nghi lễ nhập môn của người Maya thời kỳ tiền Tây Ban Nha.

Nguồn bài viết