Cam bù vàng rực vào vụ Tết

3 năm trước 342
Cam bù vàng rực vào vụ Tết  - ảnh 1Huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) là “thủ phủ” cam bù với diện tích toàn huyện trên 2.000ha trồng cam. Trong đó cam bù chiếm hơn 1.00ha. 
Cam bù vàng rực vào vụ Tết  - ảnh 2 Cam được người dân trồng tập trung ở khu vực đồi núi ở các xã Sơn Trường, Kim Hoa, Sơn Hàm, Sơn Lâm…
Cam bù vàng rực vào vụ Tết  - ảnh 3Cam bắt đầu thu hoạch từ tháng Chạp kéo dài đến qua Tết Nguyên đán. 
Cam bù vàng rực vào vụ Tết  - ảnh 4
Cam bù vàng rực vào vụ Tết  - ảnh 5Theo thống kê từ UBND huyện Hương Sơn, năng suất năm nay ước đạt 152 tạ/ha, sản lượng ước đạt trên 9.300 tấn, giá trị sản xuất gần 300 tỷ đồng.
Cam bù vàng rực vào vụ Tết  - ảnh 6Tại xã Kim Hoa, có gần 500ha diện tích trồng cam bù.
Cam bù vàng rực vào vụ Tết  - ảnh 7Các gia đình cải tạo đồi, lập trang trại để trồng cam.
Cam bù vàng rực vào vụ Tết  - ảnh 8Riêng gia đình ông Ngô Xuân Linh (xã Kim Hoa) trồng trên 2.000 gốc cam. Mỗi năm sản lượng trên 20 tấn. Hiện tại nhiều tiểu thương đã đến tại vườn để mua, ông Linh phải thuê thêm 4 nhân công làm việc để kịp cắt cam và đi gửi.
Cam bù vàng rực vào vụ Tết  - ảnh 9Cam được đóng thùng, vận chuyển đi Vinh (Nghệ An), Hà Nội và các tỉnh phía Nam.
Cam bù vàng rực vào vụ Tết  - ảnh 10Theo người trồng cam nơi đây, nhìn chung, sản lượng cam bù năm nay thấp hơn năm trước nhưng bù lại cam đẹp và có vị thanh ngọt đậm đà hơn nhiều.
Cam bù vàng rực vào vụ Tết  - ảnh 11Khi thu hoạch, để quả cam còn tươi nguyên cuống và lá, người dân phải lấy tay trái đỡ nhẹ nhàng phía dưới quả, tay phải cầm kéo cắt tỉa cẩn thận.
Cam bù vàng rực vào vụ Tết  - ảnh 12Mỗi cây có tuổi đời từ 10-15 năm. Sau khi cam sản lượng thấp sẽ chặt bỏ và trồng cây mới. Người dân trồng cam chia sẻ, sau khi thu hoạch cam sẽ bón phân, loại phân ở đây chủ yếu bằng phân bò, phân trâu ủ hoai. Đặc biệt phải kiểm tra chăm sóc để tránh sâu bọ đục quả.
Cam bù vàng rực vào vụ Tết  - ảnh 13Mỗi quả cam nặng khoảng 0,3 kg, có những quả nặng hơn 0,7 kg. Giá cam bù Hương Sơn thu mua tại vườn từ 35.000 đồng/kg đến 60.000 đồng/kg.
Cam bù vàng rực vào vụ Tết  - ảnh 14Theo người dân bản địa Hương Sơn, những năm 1960 giống cam bù này mới được người dân ồ ạt trồng để phát triển kinh tế. Cam vừa có màu sắc đẹp, mùi thơm, vị chua ngọt lại còn chữa được rất nhiều bệnh như cảm cúm, viêm phế quản, đường ruột, tim mạch…
Cam bù vàng rực vào vụ Tết  - ảnh 15Người dân tự làm thuốc từ cây sả, ớt... rồi dùng chai nhựa để bẫy diệt sâu bọ.
Cam bù vàng rực vào vụ Tết  - ảnh 16Sau khi hái xong sẽ chở xuống đồi để đóng hàng gửi đi.
Cam bù vàng rực vào vụ Tết  - ảnh 17Những quả cam bù chín mọng, vàng rực chờ đón một cái Tết bội thu.
Cam bù vàng rực vào vụ Tết  - ảnh 18Cam bù Hương Sơn còn được biết đến là vị thuốc đặc trị bệnh cảm cúm khi đem chấm với mắm ruốc. Huyện đang từng bước bảo tồn và nhân rộng, đồng thời khuyến khích các hộ trồng cam xây dưng thành sản phẩm OCOP nhằm đa dạng hóa sản phẩm chủ lực, góp phần nâng cao giá trị kinh tế.
Nguồn bài viết