Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Các gói hỗ trợ an sinh xã hội trong năm 2021 rất quan trọng

3 năm trước 248
Chú thích ảnhBộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung. Ảnh: TTXVN

Theo Bộ trưởng Đào Ngọc Dung, công tác an sinh xã hội trong năm 2021 được thực hiện rất bài bản, có lộ trình, có bước đi cụ thể. Trong tháng 3/2021, đã có Nghị định 20 về chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội; Quy định mới về chế độ trợ cấp, phụ cấp, ưu đãi người có công với cách mạng được thực hiện theo Nghị định 75…  

Khi dịch bệnh bùng phát, chỉ trong thời gian ngắn, Chính phủ đã ban hành các gói hỗ trợ về an sinh xã hội. Trong đó, Nghị quyết 68 được khẩn trương triển khai. Đến nay, đã có 25,12 triệu lượt người được hưởng thụ theo Nghị quyết 68, với tổng số tiền là 23.000 tỷ đồng.

Về gói hỗ trợ 38.000 tỷ đồng (Nghị quyết 116), Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho rằng, đây là gói hỗ trợ chưa có tiền lệ. Sau khi có Nghị quyết của Quốc hội và Chính phủ, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã giải ngân ngay cho người lao động và người sử dụng lao động bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh COVID-19 từ Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp. “Ai có tài khoản thì được chuyển tiền ngay, ai chưa có thì mở tài khoản, trường hợp không có thì thông qua doanh nghiệp. Về cơ bản, đến nay đã thực hiện xong”, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho biết.  

Người đứng đầu ngành Lao động Thường binh và Xã hội cho biết, ảnh hưởng của dịch bệnh, đến nay có 2.580 trẻ rơi vào tình trạng mồ côi. Trong đó có 25.000 trẻ mồ côi cha hoặc mẹ; 80 trẻ mất cả cha lẫn mẹ.

Theo Bộ trưởng Đào Ngọc Dung, Quỹ bảo trợ trẻ em Việt Nam sẽ hỗ trợ 5 triệu đồng cho các cháu còn cha hoặc mẹ. Với các cháu không còn cha lẫn mẹ thì hỗ trợ trực tiếp 20 triệu đồng bằng tiền mặt, bằng sổ tiết kiệm để hỗ trợ cho các cháu ăn học.  

Về vấn đề lao động, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho biết, ngành đã xây dựng chương trình phục hồi thị trường lao động. Hiện nay, chúng ta có 4 loại hình lao động gồm: Lực lượng lao động khu vực FDI, lao động khu vực sản xuất công nghiệp, lao động khu vực sản xuất ngoài khu công nghiệp và lao động tự do.  

Vừa qua, việc dịch chuyển lao động hầu như rơi vào nhóm lao động ngoài khu công nghiệp, lao động tự do đều rất khó khăn.  

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho biết, chương trình phục hồi và phát triển thị trường lao động sẽ được tích hợp trong một nhánh trong chương trình phục hồi phát triển kinh tế.

“Vấn đề thị trường lao động sẽ điều tiết theo thị trường. Trước đây, không có dịch bệnh, hàng năm sau Tết, chúng ta vẫn thiếu 10% lao động. Năm nay, chắc chắn sẽ thiếu, nhưng chỉ phục hồi sau Tết. Trong trường hợp căng thẳng thì trường lao động, chúng ta đã có cả phương án để có có thể cung cấp khoảng 200.000 lực lượng lao động mới”, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung nói.

Nguồn bài viết