Bộ trưởng Y tế Myanmar từ chức sau đảo chính giữa đại dịch COVID-19

3 năm trước 994
Bộ trưởng Y tế Myanmar từ chức sau đảo chính giữa đại dịch COVID-19 - Ảnh 1.

Bộ trưởng Y tế Myanmar, ông Myint Htwe - Ảnh: WHO SEARO

Trong thông điệp đăng trên trang Facebook chính thức của Bộ Y tế Myanmar, ông Myint Htwe kêu gọi các đồng nghiệp tiếp tục phụng sự người dân, đặc biệt trong bối cảnh đại dịch và chương trình tiêm chủng diễn ra.

Ông Myint Htwe không nói rõ đây là quyết định tự nguyện hay bị cưỡng ép.

Myanmar khởi động chương trình tiêm vắc xin COVID-19 từ ngày 27-1, bắt đầu với nhân viên y tế và các nhân viên chống dịch tuyến đầu.

Theo Tân Hoa xã, Myanmar nhận được lượt vắc xin đầu tiên với 1,5 triệu liều Covishield của Anh. Lượng vắc xin này đủ dùng cho 750.000 người.

Hãng tin Reuters tường thuật, dư luận Myanmar chia làm hai sau khi quân đội Myanmar chiếm quyền kiểm soát tòa thị chính Yangon ngày 1-2.

Những người ủng hộ phía quân đội đổ ra khắp các tuyến phố của Yangon, phất cờ và ăn mừng cuộc đảo chính. Một đoạn ghi hình trên mạng xã hội cho thấy một đám đông tập trung bên ngoài trung tâm của Yangon để mừng việc đại tướng Min Aung Hlaing nắm quyền kiểm soát.

Thế nhưng, tinh thần ở những nơi khác lại bao phủ bởi sự sợ hãi, giận dữ và mệt mỏi.

“Tôi cảm thấy giận dữ. Tôi không muốn quân đội tiếp tục kiểm soát. Cách họ hành động giống như chế độ độc tài. Tất cả chúng tôi biết mình đã bầu cho ai”, Zizawah, một người dân Myanmar 32 tuổi, nói.

Quân đội Myanmar đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp kéo dài 1 năm, sau khi bắt các lãnh đạo chủ chốt của chính quyền dân sự trong sáng nay 1-2, trong đó có nữ lãnh đạo Aung San Suu Kyi.

Ông Than Swe, chủ tịch Liên hiệp Hội công dân Myanmar, cho biết bản thân mong muốn bà Suu Kyi và các lãnh đạo dân sự bị bắt phải được thả lập tức. “Quân đội cần chấp nhận kết quả bầu cử 2020 và ngừng việc họ làm ngay bây giờ”, ông nói.

Tại Nhật Bản, hàng trăm người Myanmar cầm theo chân dung của bà Aung San Suu Kyi và tập trung tại thủ đô Tokyo, Nhật Bản, để biểu tình phản đối vụ đảo chính.

Người biểu tình đứng bên ngoài đại học Liên Hiệp Quốc tại trung tâm thủ đô Tokyo, đồng thời kêu gọi tổ chức quốc tế này tiếp tục phản đối động thái của quân đội Myanmar.

"Tôi lo lắng (về gia đình mình), nhưng tôi lo lắng cho bà Aung San Suu Kyi nhiều hơn", Tin Htway, một người biểu tình 22 tuổi, chia sẻ.

Một trong những người tổ chức biểu tình cho biết gần 800 người đã xuống đường trong ngày 1-2.

Nhật Bản và Myanmar từ lâu đã có quan hệ gắn bó. Tokyo là nhà cung cấp viện trợ lớn của Myanmar trong nhiều năm qua. Nhiều doanh nghiệp Nhật Bản cũng kinh doanh tại đây trong nhiều năm.

Khoảng 33.000 người Myanmar đang sống tại Nhật Bản tính tới tháng 6-2020.

Myanmar như Myanmar như 'một chú chim mới tập bay, nay quân đội chặt đứt đôi cánh'

TTO - Quân đội Myanmar ngày 1-2 tuyên bố sẽ tổ chức cuộc tổng tuyển cử mới và trao quyền cho đảng nào thắng cuộc sau khi kết thúc tình trạng khẩn cấp kéo dài 1 năm.

Nguồn bài viết