Bộ Công thương: Tháo gỡ tài chính cho lọc hóa dầu Nghi Sơn, không sản xuất phải nhập

2 năm trước 208
 Tháo gỡ tài chính cho lọc hóa dầu Nghi Sơn, không sản xuất phải nhập - Ảnh 1.

Các bên liên quan đang nỗ lực tháo gỡ khó khăn cho lọc hóa dầu Nghi Sơn - Ảnh: PVN

Trao đổi với báo chí bên lề phiên họp báo Chính phủ thường kỳ về việc tháo gỡ khó khăn cho tại Công ty TNHH Lọc Hóa dầu Nghi Sơn (NSRP) - đơn vị vận hành nhà máy lọc hóa dầu Nghi Sơn để đảm bảo ổn định sản xuất, ông Đỗ Thắng Hải - thứ trưởng Công thương - cho biết các bên liên quan đã trao đổi để có biện pháp giải quyết đối với nhà máy lọc hóa dầu Nghi Sơn - đơn vị do Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN) làm chủ đầu tư chiếm 25,1% vốn.

Do đó, những vấn đề nội tại của doanh nghiệp trước hết phải do doanh nghiệp cũng như chủ đầu tư - PVN giải quyết, xử lý, tiếp đến là Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp - cơ quan chủ quản của PVN.

Ông Hải cho hay Thủ tướng đã có chỉ đạo về việc giải quyết tổng thể vấn đề của Lọc dầu Nghi Sơn, trong đó nêu rõ trách nhiệm cho Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước, PVN phải có bàn bạc, đàm phán các vấn đề nội tại của doanh nghiệp.

Với những quan ngại về nguồn cung xăng dầu có thể bị đứt gẫy do lọc hóa dầu Nghi Sơn giảm sản xuất, ông Hải cho rằng do doanh nghiệp này cung cấp tới 35% thị phần nên khi có sự thay đổi, nhất là giảm công suất sản xuất thì sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn cung xăng dầu.

"Từ đầu tháng 1 doanh nghiệp này đã có sự sụt giảm công suất từ 105% công suất xuống 80%, tức là giảm 25%. Thực tế việc này ảnh hưởng nhất định với một số doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xăng dầu. Bộ Công Thương đã yêu cầu Nhà máy này báo cáo cụ thể, tới chiều 26-1 chúng tôi nhận được báo cáo chính thức về việc nhà máy có thể dừng vào 13-2" - ông Hải thông tin.

Trước tình hình này, lãnh đạo Bộ Công thương cho biết là đã yêu cầu doanh nghiệp cần giải quyết các vấn đề nội tại, cũng như thực hiện trách nhiệm của nhà máy là đảm bảo cung cấp theo hợp đồng đã ký cho các đầu mối kinh doanh. Nghị định 95 quy định, trường hợp không sản xuất đủ thì phải nhập khẩu để bù cho lượng đã ký kết.

Ông Hải cũng thông tin thêm chiều 27-1, lãnh đạo Chính phủ - Phó thủ tướng Lê Văn Thành đã chủ trì cuộc họp với PVN, Ủy ban vốn quản lý vốn nhà nước, Bộ Công thương về vấn đề này và đã có chỉ đạo.

Sáng nay (28-1), Hội đồng thành viên PVN đã họp và đưa ra một số quyết sách để đảm bảo việc sản xuất của Nghi Sơn được tiếp tục trong thời gian tới. tái cơ cấu tổng thể về điều hành, cơ cấu về tài chính…

Về phía Bộ Công thương, ông Hải cho biết đã có văn bản, trực tiếp liên hệ với một số đầu mối xăng dầu có thị phần lớn như Petrolimex, PVOil… để có sự phối hợp, chủ động tìm nguồn cung để đảm bảo an ninh năng lượng. Bởi mặt hàng này không những phục vụ trực tiếp đời sống người dân, còn là đầu vào sản xuất, kinh doanh.

Đồng thời, Bộ trưởng Bộ Công thương đã có công điện chỉ đạo chung quản lý thị trường kiểm tra, giám sát cửa hàng xăng dầu phải bán theo quy định; muốn dừng bán phải thông báo và phải được sự đồng ý Sở Công thương. Xử lý nghiêm, kịp thời mọi hành vi vi phạm, thậm chí tước quyền sử dụng giấy phép, thu hồi giấy phép.

Cũng theo thông tin mới nhất được PVN cập nhật, tập đoàn này cho hay đã quyết liệt đàm phán với các đối tác nước ngoài gồm Công ty Dầu khí quốc tế Cô Oét- KPE, Công ty Idemisui Kosan Nhật Bản- IKC và công ty Hóa chất Mitsui Nhật Bản- MCI về chủ trương, nguyên tắc xây dựng phương án tái cấu trúc tổng thể NSRP.

Theo đó, với mục tiêu vận hành ổn định, hiệu quả, bền vững, tuân thủ quy định, luật pháp hiện hành, các bên đã chấp thuận nguyên tắc tái cấu trúc NSRP do PVN đề xuất và thống nhất hỗ trợ nguồn lực tài chính ngắn hạn để giúp NSRP cải thiện dòng tiền, phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh trong thời gian hoàn thiện phương án tái cấu trúc.

Lọc hóa dầu Nghi Sơn thiếu tiền, giảm sản xuất, nguy cơ thiếu xăng dầu cận TếtLọc hóa dầu Nghi Sơn thiếu tiền, giảm sản xuất, nguy cơ thiếu xăng dầu cận Tết

TTO - Nhiều thương nhân kinh doanh xăng dầu đang 'ngồi trên đống lửa' khi nguồn cung xăng dầu từ Nhà máy lọc hóa dầu Nghi Sơn (NSRP) bị giảm mạnh, do nhà máy này cắt giảm công suất sản xuất.

Nguồn bài viết