Bố mẹ hết tiền, học sinh phải nghỉ học, trường nghề xin gói vay

3 năm trước 251
Bố mẹ hết tiền, học sinh phải nghỉ học, trường nghề xin gói vay - Ảnh 1.

Nhiều gia đình e ngại cơ hội việc làm của con nên không "mặn mà" với trường nghề, nhất là trong bối cảnh dịch bệnh - Ảnh: HÀ QUÂN

Dẫn thực tế, ông Hoàng Quang Đạt, hiệu trưởng Trường  Lào Cai, cho hay nhiều gia đình suy giảm kinh tế do dịch COVID-19 nên không cho con đi học. 

Cùng tình trạng trên, đại diện Trường CĐ nghề Đà Lạt nhấn mạnh, nhà trường rất khó khăn khi tuyển sinh do nhiều phụ huynh không cho con em đi học vì không có kinh phí và nói thẳng "không cho con đi học vì sợ dịch". Theo vị này, việc tiêm vắc xin cho học sinh có thể là giải pháp thu hút người học. 

Theo Tổng cục GDNN, một số lĩnh vực tuyển sinh tốt như máy tính và công nghệ thông tin, kỹ thuật, công nghệ kỹ thuật, sức khỏe, kinh doanh và quản lý... 

Tuy nhiên đến ngày 15-8, kết quả tuyển sinh trình độ trung cấp, cao đẳng được hơn 75.000 người, chỉ đạt khoảng 13% kế hoạch năm 2021 và bằng khoảng 83% so với cùng kỳ năm 2020. 

Về việc học online, khó khăn nhất hiện nay là những nghề đặc thù cần "cầm tay chỉ việc" như hàn, cơ khí, sửa chữa ôtô… không thể đảm bảo chất lượng khi học online do trình độ học viên không đồng đều.

Do vậy, các đơn vị, trường kiến nghị Tổng cục GDNN nghiên cứu giải pháp trong thời gian tới như dạy môn lý thuyết trước, thực hành sau như tại Trường CĐ Lý Tự Trọng TP.HCM hay kế hoạch dạy 3 "tại chỗ" của CĐ Cơ điện Hà Nội.  

Tuy vậy, đại diện Sở LĐ-TB&XH TP.HCM cho rằng địa phương giãn cách xã hội như TP.HCM không thể thực hiện "3 tại chỗ". Các trường có ký túc xá nhưng công tác quản lý, phòng chống dịch bệnh rất khó khăn và học sinh hiện không thể đến trường.

Bố mẹ hết tiền, học sinh phải nghỉ học, trường nghề xin gói vay - Ảnh 2.

Đại diện Sở LĐ-TB&XH TP.HCM khẳng định khó khăn nhất là đào tạo cho học sinh trong thời gian tới - Ảnh chụp màn hình: HÀ QUÂN

Vị này nhấn mạnh, quy định hiện hành chưa có hướng dẫn chi tiết nên các trường tự vận dụng, sáng tạo sẽ lại gặp khó khăn trong công tác hậu kiểm sau này. Do vậy, Tổng cục GDNN cần phải có văn bản chi tiết, cụ thể về cho phép tổ chức đào tạo và thi trực tuyến, tránh mỗi nơi một cách làm. 

Tại cuộc họp, ông Nguyễn Xuân Sang, hiệu trưởng Trường CĐ Công nghệ và thương mại Hà Nội, đề nghị Bộ LĐ-TB&XH kiến nghị Chính phủ có gói vay vốn ưu đãi để các trường tuyển sinh, đầu tư chương trình, duy trì hoạt động, chăm lo đội ngũ nhà giáo…

Theo ông Sang, yêu cầu của ngân hàng khắt khe về sổ đỏ, thủ tục… nên cần cơ chế đặc thù để các trường vay vốn, số tiền từ 1 đến 2 tỉ đồng. Ông Sang cũng đề nghị Tổng cục GDNN nghiên cứu chỉ cần cơ chế báo cáo việc trường đào tạo theo đơn đặt hàng của doanh nghiệp/địa phương thay vì chờ thủ tục đăng ký.

Từ các ý kiến, ông Trương Anh Dũng - tổng cục trưởng Tổng cục GDNN - cho hay cơ quan này sẽ sớm có quy trình thi, kiểm tra, đào tạo trực tuyến và có văn bản giải đáp cụ thể các thắc mắc của các cơ sở, trường.

Trường nghề xem xét dạy ‘3 tại chỗ’ với các khóa sắp tốt nghiệpTrường nghề xem xét dạy ‘3 tại chỗ’ với các khóa sắp tốt nghiệp

TTO - Đó là một trong nhiều lưu ý vừa được Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp (Bộ Lao động - thương binh và xã hội) gửi đến các trường nghề cả nước về công tác tuyển sinh, đào tạo trong tình hình dịch COVID-19 kéo dài.

Nguồn bài viết