Bản tin COVID-19 tối 11-9: Cả nước 11.932 ca nhiễm, nhưng tình hình khả quan

3 năm trước 242
 Cả nước 11.932 ca nhiễm, nhưng tình hình khả quan - Ảnh 1.

Thiếu tá Nguyễn Thái Trị - bác sĩ CK1, trạm trưởng Trạm y tế lưu động phường 14, quận Bình Thạnh, TP.HCM - phát thuốc cho F0 điều trị tại nhà sáng 9-9 - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Theo đó, từ 17h ngày 10-9 đến 17h ngày 11-9, trên Hệ thống quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 11.932 ca nhiễm mới, trong đó 5 ca nhập cảnh và 11.927 ca ghi nhận trong nước tại TP.HCM (5.629), Bình Dương (3.971), Đồng Nai (960), Long An (337);

Kiên Giang (165), Tiền Giang (147), Tây Ninh (137), An Giang (107), Khánh Hòa (46), Cần Thơ (46), Quảng Bình (38), Hà Nội (35), Đồng Tháp (34), Bà Rịa - Vũng Tàu (32), Quảng Ngãi (32), Bình Phước (31), Bình Thuận (31), Bình Định (19);

Đà Nẵng (19), Đắk Lắk (18), Phú Yên (17), Sơn La (16), Quảng Nam (14), Sóc Trăng (11), Nghệ An (6), Đắk Nông (5), Ninh Thuận (5), Bạc Liêu (4), Thanh Hóa (3), Hưng Yên (3), Gia Lai (2), Trà Vinh (2), Bắc Ninh (2), Thừa Thiên Huế (1), Hà Tĩnh (1), Bến Tre (1), trong đó có 5.169 ca trong cộng đồng.

Trong 24 giờ qua, số ca nhiễm ghi nhận trong nước giảm 1.379 ca. Tại TP.HCM giảm 1.910 ca, Bình Dương tăng 408 ca, Đồng Nai tăng 137 ca, Long An tăng 16 ca, Kiên Giang tăng 79 ca.

Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 7 ngày qua: 12.867 ca/ngày. Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 601.349 ca nhiễm, đứng thứ 49/222 quốc gia và vùng lãnh thổ. Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27-4 đến nay), số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước là 596.980 ca, trong đó có 360.688 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.

Có 12/62 tỉnh, thành phố đã qua 14 ngày không ghi nhận trường hợp nhiễm mới trong nước: Bắc Kạn, Tuyên Quang, Lai Châu, Hòa Bình, Yên Bái, Hà Giang, Thái Nguyên, Điện Biên, Vĩnh Phúc, Hải Phòng, Hải Dương, Hà Nam.

Có 5 tỉnh, thành phố không có ca lây nhiễm thứ phát trên địa bàn trong 14 ngày qua: Thái Bình, Phú Thọ, Kon Tum, Quảng Ninh, Lào Cai.

5 tỉnh, thành phố ghi nhận số mắc cao là TP.HCM (291.871), Bình Dương (153.830), Đồng Nai (33.842), Long An (27.874), Tiền Giang (11.577).

Bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày: 12.541, tổng số ca được điều trị khỏi: 363.462

Theo thống kê sơ bộ, số bệnh nhân nặng đang điều trị là 6.232 ca, trong đó 3.948 ca thở oxy qua mặt nạ; 1.167 ca thở oxy dòng cao HFNC; 147 ca thở máy không xâm lấn; 941 ca thở máy xâm lấn và 29 ca phải chạy ECMO.

 Cả nước 11.932 ca nhiễm, nhưng tình hình khả quan - Ảnh 2.

Đồ họa: NGỌC THÀNH

Số ca tử vong đang giảm dần

Trong ngày, tổng hợp số liệu tử vong do các sở y tế công bố trên cdc.kcb.vn ghi nhận 217 ca tử vong tại TP.HCM (188), Bình Dương (10), Tiền Giang (2), Đồng Nai (4), Kiên Giang (3), Bình Thuận (2), Đà Nẵng (2), Gia Lai (1), Cần Thơ (1), Ninh Thuận (1), Khánh Hòa (1), Nghệ An (1), Vĩnh Long (1), ngoài ra bổ sung 56 ca tử vong tại Đồng Nai từ thời gian trước. 

Trung bình số tử vong ghi nhận trong 7 ngày qua là 284 ca/ngày, trong khi tuần trước trung bình là 310 ca/ngày.

Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 15.018 ca, chiếm tỉ lệ 2,5% so với tổng số ca mắc và cao hơn 0,4% so với tỉ lệ tử vong do COVID-19 trên thế giới (2,1%).

Trong ngày 10-9, có 1.175.698 liều vắc xin phòng COVID-19 được tiêm, là số liều tiêm cao nhất trong ngày từ trước đến nay, trong đó Hà Nội tiêm được trên 360.000 liều. Như vậy, tổng số liều vắc xin đã được tiêm là 27.108.588 liều, trong đó tiêm 1 mũi là 22.367.824 liều, tiêm mũi 2 là 4.740.764 liều.

Nhằm giúp các cán bộ y tế đang làm việc tại các trạm y tế lưu động hiểu rõ và thực hiện tốt các nhiệm vụ của mình, Bộ Y tế tiếp tục ban hành cuốn Sổ tay hướng dẫn triển khai nhiệm vụ của các trạm y tế lưu động. 

Tài liệu này sẽ tập trung vào hướng dẫn chuyên môn từng nhiệm vụ cụ thể của trạm y tế lưu động; chỉ đạo các địa phương thực hiện đề án Tăng cường khả năng cung ứng, sử dụng oxy y tế cho các cơ sở điều trị bệnh nhân COVID-19 nhằm đảm bảo các cơ sở thu dung điều trị bệnh nhân COVID-19 có đầy đủ oxy y tế phục vụ điều trị bệnh nhân và khẩn trương triển khai thực hiện đề án; xây dựng hướng dẫn phòng, chống dịch COVID-19 kết hợp xét nghiệm và tiêm chủng tại trạm dừng nghỉ cho lái xe đường dài.

Tại TP.HCM, các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống sẽ chủ động thực hiện việc xét nghiệm COVID-19 trên nguyên tắc "4 tự": Tự xây dựng kế hoạch, tự thực hiện, tự xét nghiệm và tự kiểm tra đối với nhân viên, với tần suất lấy mẫu là 3 ngày/lần theo quy định của Bộ Y tế.

Ngoài ra, các cơ sở này phải đăng ký kinh doanh với quận, huyện, thành phố Thủ Đức để được cấp giấy đi đường, đảm bảo điều kiện người lao động đã tiêm ít nhất 1 mũi vắc xin phòng COVID-19 và xét nghiệm nhanh âm tính 3 ngày/lần theo mẫu đơn hoặc mẫu gộp 3 người.

Hà Nội đang xét nghiệm theo kế hoạch 206/KH-UBND thành phố ngày 8-9, tính đến 12h trưa 11-9, toàn thành phố đã lấy được 876.427 mẫu, trong đó có 674.700 mẫu xét nghiệm PCR mẫu gộp và 201.727 mẫu test nhanh kháng nguyên.

Kết quả, trong số 674.700 mẫu xét nghiệm PCR mẫu gộp, đã có 52.028 mẫu âm tính, 2 mẫu dương tính, số còn lại chờ kết quả. Trong số 201.727 mẫu test nhanh kháng nguyên, có 201.714 mẫu âm tính, 13 mẫu dương tính. 13 mẫu dương tính qua test nhanh được lấy lại mẫu để xét nghiệm PCR, kết quả có 7 mẫu dương tính.

Tỉnh Bình Dương đang huy động lực lượng từ "vùng xanh" hỗ trợ cho "vùng đỏ" với quyết tâm dồn toàn lực để hoàn thành việc xét nghiệm bóc tách hết F0 còn phát sinh trong cộng đồng tại những khu vực còn "vùng đỏ", qua đó nhanh chóng khoanh vùng, dập dịch để đưa Bình Dương trở về trạng thái bình thường mới.

 Số ca tử vong giảm liên tụcPhó BCĐ phòng chống dịch COVID-19 TP.HCM: Số ca tử vong giảm liên tục

TTO - Tại cuộc họp báo thông tin về tình hình COVID-19 chiều 11-9, ông Phạm Đức Hải - phó Ban chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19, cho biết số ca tử vong do COVID-19 tại TP.HCM đang 'giảm liên tục'.

Nguồn bài viết