Biểu tình phản đối đảo chính lớn nhất ở Myanmar sau khi binh sĩ được triển khai

3 năm trước 494
Biểu tình phản đối đảo chính lớn nhất ở Myanmar sau khi binh sĩ được triển khai - Ảnh 1.

Người biểu tình chặn đứng một con đường lớn trong cuộc biểu tình phản đối đảo chính ở Yangon, Myanmar ngày 17-2 - Ảnh: AFP

Ngày 17-2, những người biểu tình phản đối đảo chính đã quay lại đường phố Myanmar, tạo thành các cuộc biểu tình trên đường phố lớn nhất kể từ khi binh sĩ được triển khai tại nước này để trấn áp những người phản đối quân đội Myanmar, theo Hãng tin AFP.

Hàng ngàn người đã tụ tập tại cố đô Yangon, thành phố lớn nhất hiện nay của Myanmar. Người biểu tình đã dùng xe cộ làm đường phố tắc nghẽn, ngăn các lực lượng an ninh di chuyển quanh trung tâm thương mại này.

Nhiều người dân tại Myanmar đã công khai phản đối kể từ khi quân đội Myanmar tiến hành đảo chính, bắt cố vấn nhà nước Aung San Suu Kyi và các lãnh đạo dân sự Myanmar hôm 1-2.

Đám đông tụ tập ngày 17-2 để thách thức những bước đi bạo lực hơn của quân đội nhằm đối phó với sự phản đối của người dân Myanmar. Trước đó, các cuộc biểu tình trên đường phố đã diễn ra khắp Myanmar.

"Chúng tôi phải chiến đấu tới cùng. Chúng tôi cần cho thấy được sự đoàn kết và sức mạnh của mình để chấm dứt sự lãnh đạo của quân đội" - một sinh viên 21 tuổi tên Nilar (không phải tên thật) nói với Hãng tin AFP.

Biểu tình phản đối đảo chính lớn nhất ở Myanmar sau khi binh sĩ được triển khai - Ảnh 2.

Người biểu tình yêu cầu trả tự do cho cố vấn nhà nước Aung San Suu Kyi ở Yangon, Myanmar ngày 17-2 - Ảnh: AFP

Đáng chú ý, các cuộc biểu tình trong 2 ngày qua có quy mô nhỏ hơn sau khi binh sĩ được triển khai quanh thành phố Yangon cuối tuần trước. Tuy nhiên, trên các nền tảng mạng xã hội, người biểu tình đã đưa ra nhiều lời kêu gọi về việc bày tỏ phản đối quân đội.

Ông Tom Andrews, báo cáo viên đặc biệt của Liên Hiệp Quốc, cảnh báo thông tin binh sĩ được đưa tới Yangon có thể khiến tình hình nằm ngoài tầm kiểm soát.

"Tôi lo ngày 17-2 có khả năng sẽ có bạo lực với quy mô lớn hơn chúng tôi từng thấy kể từ hôm 1-2" - ông Andrews bày tỏ lo ngại.

Theo Hãng tin AFP, không có dấu hiệu cho thấy binh sĩ được huy động hoạt động mạnh tại Yangon sáng 17-2. Những ngày gần đây, đạn cao su, hơi cay và vòi rồng đã được sử dụng để đối phó người biểu tình.

Một phụ nữ trẻ vẫn đang trong tình trạng nguy kịch ở thủ đô Naypyidaw sau khi bị bắn vào đầu tuần trước. Trong khi đó, quân đội Myanmar nói rằng một cảnh sát đã thiệt mạng ở thành phố Mandalay sau khi đối đầu với người biểu tình hôm 14-2.

Lối thoát nào cho Myanmar?Lối thoát nào cho Myanmar?

TTO - Đã hai tuần trôi qua từ cuộc đảo chính ngày 1-2, chưa có dấu hiệu nào cho thấy cuộc khủng hoảng chính trị tại Myanmar sẽ kết thúc. Số người tham gia biểu tình chỉ giảm rất ít khi binh sĩ có vũ trang được triển khai trên đường phố.

Nguồn bài viết