Trong đó Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, Hải Phòng được ghi nhận là 5 địa phương tập trung nhiều khách hàng 5G nhất, chiếm gần 50% tổng số thuê bao hiện có.
So với mạng 4G được khai trương cách đây hơn 7 năm, tốc độ tăng trưởng người dùng của 5G đang cao gấp đôi, theo đó, mốc 3 triệu khách hàng dùng 4G Viettel đạt được sau 1 tháng chính thức thương mại hoá.
Theo Viettel, với quan điểm triển khai một mạng 5G cho mọi người, khách hàng không phải đổi sim, hay mua gói cước mà chỉ cần có thiết bị hỗ trợ 5G là có thể trải nghiệm ngay mạng 5G Viettel.
“Tính năng ‘do nothing’- không phải làm gì cả chính là lý do đầu tiên khiến người dùng nhanh chóng tìm hiểu, dùng thử hoặc quyết định mua gói cước 5G để sử dụng. Đây cũng là chiến lược mà Viettel tin rằng sẽ giúp doanh nghiệp đạt mục tiêu mỗi người dân sẽ có 1 kết nối siêu tốc độ, tương tự như đã làm để phổ cập dịch vụ di động, hay smartphone mà Viettel đã đạt được trước đây”, đại diện Viettel cho biết.
Mặc dù không bắt buộc phải hoà mạng gói cước, nhưng hệ thống nhà mạng này đã ghi nhận có hàng trăm nghìn lượt đăng ký gói 5G chỉ trong vòng 2 tuần qua. Phần lớn khách hàng chuyển đổi sang sử dụng gói 5G để trải nghiệm tốc độ vượt trội và hưởng các ưu đãi đặc biệt từ Viettel. Đồng thời, trong trường hợp khách hàng di chuyển tới khu vực chỉ có sóng 4G, vẫn hoàn toàn có thể sử dụng dịch vụ bình thường.
Hiện, Viettel cung cấp 11 gói trả trước, 8 gói trả sau 5G được thiết kế với chi phí chỉ tương đương gói 4G, nhưng dung lượng gấp 2 kèm theo miễn phí kho nội dung cao cấp. Với mạng 5G, lần đầu tiên Viettel cung cấp những gói dung lượng lớn lên tới 50GB/ngày, cho phép khách hàng truy cập internet di động gần như “không giới hạn”. Chính vì vậy chỉ sau thời gian ngắn cung cấp, nhiều khách hàng có máy 4G cũng đã nhanh chóng nhận ra ưu điểm này và đăng ký gói cước để sử dụng. Các gói cước được người dùng lựa chọn nhiều nhất là các Gói trả trước 5G135, 5G150, 5G160; trả sau là N200, N250, N300.
5G là công nghệ mới, được triển khai diện rộng trên thế giới từ năm 2020-2021. Thời gian đầu cung cấp, các nhà mạng trên thế giới đều ưu tiên triển khai 5G tại các khu vực có đời sống xã hội phát triển, tập trung khách hàng sở hữu máy 5G và có nhu cầu truy cập internet nhiều.
Ghi nhận tại các nước tiên phong trong việc triển khai 5G như Anh, Mỹ, Nhật, Hàn Quốc… cũng tập trung phủ sóng 5G tại thành thị, sau đó lan dần ra các vùng nông thôn. Số trạm 5G triển khai năm đầu tiên chỉ bằng 20% đến 50% số trạm 4G. Sau 5 năm triển khai, đến nay vùng phủ mạng 5G hiện mới tương đương 60-80% so với 4G.