An vui trong ánh mắt

3 năm trước 464
An vui trong ánh mắt - Ảnh 1.

Em bé chào đời giữa đại dịch COVID-19 tại Bệnh viện Phụ sản trung ương (ảnh chụp ngày 15-4-2019) - Ảnh: NGUYỄN Á

Dân tộc là linh thiêng vì trong lòng mỗi người dân đều có cái “hồn” của tổ tiên, nhưng dân tộc chỉ trường tồn trong hiện tại, trong tương lai khi chính người dân, chứ không phải một ai khác trên cao xanh, cùng nhau thỏa thuận về vận mệnh của đất nước. Sự thỏa thuận ấy, tất nhiên biểu lộ bằng lá phiếu, và lá phiếu chỉ là lá phiếu khi trung thực. Không có trung thực thì không có thỏa thuận.

Chí sĩ PHAN CHÂU TRINH

Không chỉ thế, những ánh mắt cười đó mang lại cảm giác thật an lành, yên tâm trong những ngày đại dịch đầy bất an. Ngược lại, hình ảnh về những người dân sống sót qua cơn sạt lở núi với ánh mắt vô định cũng khắc sâu trong tâm trí.

90 triệu dân: 90 triệu "chương trình nghị sự"

1

Nhiều câu chuyện với kết cục khác nhau nhưng đều liên quan đến một câu hỏi lớn của nền quản trị quốc gia: Làm gì để đất nước phát triển, thịnh vượng trong an vui; để có sự bình an trong lòng xã hội và đất nước, trong tâm trí mỗi người, an tâm làm ăn, sinh sống?

Thực ra câu hỏi này từng được đặt ra và làm đau đầu rất nhiều nhà tư tưởng trên thế giới từ Đông sang Tây qua nhiều thế kỷ. Ngày nay, dường như người ta thống nhất rằng "quan tâm đến đời sống và hạnh phúc con người là mục tiêu đầu tiên, mục tiêu chính đáng duy nhất của một chính quyền tốt". 

Ở Việt Nam, Tuyên ngôn độc lập đã nói đến "mưu cầu hạnh phúc" như một quyền thiêng liêng của mỗi người và cả dân tộc. 

Điều 3 Hiến pháp năm 2013 thừa nhận "Nhà nước thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, mọi người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện". Trong văn kiện Đại hội Đảng lần thứ XIII tới đây, lần đầu tiên xuất hiện cụm từ thật thú vị: "Khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc".

Trên đất nước này, hàng triệu người trẻ đang bước vào đời với cả niềm hi vọng và những nỗi lo lắng về con đường trước mắt. Hàng triệu người lao động đi làm với gánh nặng trang trải cuộc sống gia đình. 

Hàng triệu người cao tuổi với những ưu tư của những năm cuối đời. Thất nghiệp, thu nhập không đủ nuôi nổi mình, kinh doanh, cuộc sống đều bấp bênh, hố ngăn cách giàu - nghèo, thiên tai, dịch bệnh, ô nhiễm môi trường - những nỗi lo, ưu tư, khó khăn càng chồng chất vào các thời điểm khó khăn như đại dịch COVID-19, thảm họa thiên tai. 

Hơn 90 triệu người Việt Nam là hơn 90 triệu "chương trình nghị sự". Các nhà làm chính sách đối mặt với thách thức phải giải quyết những vấn đề chính sách, đáp ứng nhu cầu, kỳ vọng rất khác nhau của người dân; tìm kiếm, chắt lọc từ hơn 90 triệu "chương trình nghị sự" những mẫu số chung của lợi ích quốc gia, thể hiện thành chính sách, quy phạm pháp luật rành mạch, thực tế.

Đưa an vui vào chương trình nghị sự quốc gia

Khủng hoảng thiên tai, dịch bệnh, kinh tế càng làm trầm trọng hơn những vấn đề của mỗi người dân và cả đất nước. Mặt khác, khủng hoảng tạo ra cơ hội cho chúng ta rút ra những bài học từ chính những sai lầm đã mắc và thay đổi tư duy. 

Thành quả của chính sách, của nền quản trị quốc gia không chỉ ở những con số tăng trưởng về kinh tế mà ở sự hạnh phúc, yên vui của cộng đồng, xã hội, từng công dân của đất nước. 

An vui bao hàm cả những chiều cạnh khác như sự an toàn của cuộc sống, ổn định của kinh doanh, chất lượng môi trường, sức khỏe, kỹ năng sống của con em, sức mạnh của cộng đồng, khả năng phản hồi của các thiết chế công, sự công bình, bền vững trong phát triển.

An vui, hạnh phúc của người dân trong chu trình chính sách, trong nền quản trị quốc gia không chỉ là những câu từ trừu tượng. Nhiều nước trên thế giới như Anh, Ý, Úc, Đức, Morocco, Mexico, Nhật Bản xây dựng những bộ chỉ số đo lường các yếu tố cụ thể của an vui, hạnh phúc để có những quyết sách phù hợp, đưa an vui vào chương trình nghị sự quốc gia. 

Nếu quá khó xác định chính xác các số đo sự an vui để làm chính sách thì có thể xác định những điểm bất an mà chính sách cần giải quyết và ưu tiên nguồn lực tài chính, con người vào đó để xóa bất an, mang lại hạnh phúc. 

Chẳng hạn như chi tiêu của chính phủ có thể cần được ưu tiên cho việc chữa trị sự bất an trong tâm, cải thiện sức khỏe tinh thần của người dân; sự an toàn, vui vẻ của trẻ em ở trường, ở nhà; đào tạo lao động có kỹ năng nghề nghiệp tốt; chăm sóc xã hội cho trẻ em, người cao tuổi, người khuyết tật; mang lại bình đẳng giới từ trong gia đình, ra xã hội, vào chính trường.

An vui hay không, điều này phụ thuộc nhiều vào sự tĩnh tâm trong mỗi nhà làm chính sách, dù là quan chức bộ ngành, chính quyền địa phương, đại biểu dân cử hay những nhà lãnh đạo của đất nước. 

Tĩnh tâm như một màng lọc loại ra những ồn ào, áp lực của lợi ích nhóm; tĩnh tâm để lắng nghe được những tiếng nói và cả những nỗi niềm chưa được nói ra của người dân, chắt lọc thành những quyết sách phù hợp nhất. 

Khi bàn bạc việc nước, việc công, các nhà làm chính sách phải tự vấn lương tâm, trong sôi trào của cảm xúc ở trái tim và tĩnh lặng của lý trí ở bộ não, xem một chính sách, một đạo luật có hợp với lợi ích chung hay không. 

Đồng thời, Hiến pháp, các luật, các cơ chế thực thi, áp dụng pháp luật là yếu tố quan trọng hàng đầu vừa tạo động lực, vừa áp đặt trách nhiệm các nhà làm chính sách đáp ứng mong đợi của công chúng.

Cuối cùng, an vui, hạnh phúc chung phụ thuộc vào những giá trị cốt lõi mà chúng ta - bao gồm các công dân độc lập và chính quyền - cùng lựa chọn, thảo luận cởi mở, kỹ lưỡng đạt được đồng thuận.

“Nếu quá khó xác định chính xác các số đo sự an vui để làm chính sách thì có thể xác định những điểm bất an mà chính sách cần giải quyết và ưu tiên nguồn lực tài chính, con người vào đó để xóa bất an, mang lại hạnh phúc”.

Xin tri ân tuyến đầu chống dịch COVID-19Xin tri ân tuyến đầu chống dịch COVID-19

TTO - Hôm nay 24-10, tại TP.HCM, chương trình “Tri ân tuyến đầu chống dịch COVID-19”, do báo Tuổi Trẻ tổ chức, tuyên dương 130 cá nhân, 16 tập thể ở miền Nam. Dự kiến cuối tháng 10 sẽ tổ chức hai đợt tri ân tại Hà Nội và Đà Nẵng.

Nguồn bài viết